Thị trường đã quét sạch “công” cứu giá của Trung Quốc
Giới đầu tư mất niềm tin sâu sắc vào những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc điều hành thị trường
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 15/1 đã chính thức rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market), xóa sạch thành quả tăng giá đạt được trong chiến dịch cứu giá cổ phiếu của chính phủ nước này. Theo hãng tin Bloomberg, giới đầu tư đang mất niềm tin sâu sắc vào những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc điều hành thị trường và nền kinh tế.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải sụt 3,5%. Với phiên giảm này, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh gần nhất vào tháng 12, đáp ứng định nghĩa thị trường giá xuống.
Đồng thời, điểm số của Shanghai Composite Index cũng đã xuống dưới mức đáy của đợt sụt giảm hồi tháng 8 năm ngoái - đợt lao dốc khiến chứng khoán Trung Quốc mất 5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Phiên giảm ngày thứ Sáu được cho là xuất phát từ tâm trạng lo ngại của giới đầu tư về biến động tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thông tin nói một số ngân hàng ở Thượng Hải đã dừng cho phép khách hàng sử dụng cổ phiếu của các công ty niêm yết có quy mô nhỏ để làm tài sản thế chấp vay vốn.
Đợt bán tháo diễn ra trong 2 tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016 trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là một trở ngại lớn đối với nhà chức trách nước này. Bắc Kinh đã ra sức hỗ trợ giá cổ phiếu và tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng những nỗ lực này dường như đang phản tác dụng.
Nhà chức trách Trung Quốc càng cố ngăn vòng luẩn quẩn của dòng vốn tháo chạy và đồng tiền mất giá, thì biến động xảy ra trên thị trường tài chính sau đó lại càng xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng điều hành của Bắc Kinh.
Năm 2015 có thể là năm tăng trưởng chậm nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990. Còn sự mở đầu của thị trường chứng khoán nước này năm 2016 là sự khởi đầu năm mới tồi tệ nhất trong vòng ít nhất 2 thập niên.
“Tâm lý của nhà đầu tư đối với đồng Nhân dân tệ cần phải ổn định trở lại, thì thị trường chứng khoán mới ổn định được”, ông Ronald Wan, Giám đốc điều hành Partners Capital International ở Hồng Kông, nhận xét.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc thời gian qua chính là biểu tượng rõ nét nhất về sự mất mát niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Đầu mùa hè năm ngoái, sự “tung hô” của truyền thông nhà nước đã góp phần đưa thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm mạnh chưa từng thấy. Sau đó, thị trường suy sụp vì nhà chức trách không thể quản lý được việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt vay ký quỹ để đầu tư chứng khoán.
Một chương trình cứu thị trường chưa từng có tiền lệ được Bắc Kinh tung ra, đưa chỉ số Shanghai Composite Index tăng 25%. Tuy nhiên, thành quả tăng này đã bị xóa sạch trong phiên ngày thứ 15/1, khi Shanghai Composite Index đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014.
Tuần này, Shanghai Composite Index mất 8,8% số điểm, trong khi chỉ số CSI 300 cũng của chứng khoán Trung Quốc đại lục sụt 7%.
Chịu tác động tiêu cực từ chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán châu Á phiên này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi.
Vào lúc gần 15h chiều nay theo giờ Việt Nam, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,7%, chạm đáy từ tháng 6/2012. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 3,2%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa với mức giảm 0,5%, nâng tổng mức giảm trong tuần lên 3,2%.
Đồng Nhân dân tệ tăng giá nhẹ phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần, đồng tiền này đã tăng giá 0,1% so với đồng USD, nhưng vẫn giảm giá 1,4% kể từ đầu năm và đã mất giá 5% kể từ tháng 8 năm ngoái.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải sụt 3,5%. Với phiên giảm này, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh gần nhất vào tháng 12, đáp ứng định nghĩa thị trường giá xuống.
Đồng thời, điểm số của Shanghai Composite Index cũng đã xuống dưới mức đáy của đợt sụt giảm hồi tháng 8 năm ngoái - đợt lao dốc khiến chứng khoán Trung Quốc mất 5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Phiên giảm ngày thứ Sáu được cho là xuất phát từ tâm trạng lo ngại của giới đầu tư về biến động tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thông tin nói một số ngân hàng ở Thượng Hải đã dừng cho phép khách hàng sử dụng cổ phiếu của các công ty niêm yết có quy mô nhỏ để làm tài sản thế chấp vay vốn.
Đợt bán tháo diễn ra trong 2 tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016 trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là một trở ngại lớn đối với nhà chức trách nước này. Bắc Kinh đã ra sức hỗ trợ giá cổ phiếu và tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng những nỗ lực này dường như đang phản tác dụng.
Nhà chức trách Trung Quốc càng cố ngăn vòng luẩn quẩn của dòng vốn tháo chạy và đồng tiền mất giá, thì biến động xảy ra trên thị trường tài chính sau đó lại càng xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng điều hành của Bắc Kinh.
Năm 2015 có thể là năm tăng trưởng chậm nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990. Còn sự mở đầu của thị trường chứng khoán nước này năm 2016 là sự khởi đầu năm mới tồi tệ nhất trong vòng ít nhất 2 thập niên.
“Tâm lý của nhà đầu tư đối với đồng Nhân dân tệ cần phải ổn định trở lại, thì thị trường chứng khoán mới ổn định được”, ông Ronald Wan, Giám đốc điều hành Partners Capital International ở Hồng Kông, nhận xét.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc thời gian qua chính là biểu tượng rõ nét nhất về sự mất mát niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Đầu mùa hè năm ngoái, sự “tung hô” của truyền thông nhà nước đã góp phần đưa thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm mạnh chưa từng thấy. Sau đó, thị trường suy sụp vì nhà chức trách không thể quản lý được việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt vay ký quỹ để đầu tư chứng khoán.
Một chương trình cứu thị trường chưa từng có tiền lệ được Bắc Kinh tung ra, đưa chỉ số Shanghai Composite Index tăng 25%. Tuy nhiên, thành quả tăng này đã bị xóa sạch trong phiên ngày thứ 15/1, khi Shanghai Composite Index đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014.
Tuần này, Shanghai Composite Index mất 8,8% số điểm, trong khi chỉ số CSI 300 cũng của chứng khoán Trung Quốc đại lục sụt 7%.
Chịu tác động tiêu cực từ chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán châu Á phiên này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi.
Vào lúc gần 15h chiều nay theo giờ Việt Nam, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,7%, chạm đáy từ tháng 6/2012. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 3,2%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa với mức giảm 0,5%, nâng tổng mức giảm trong tuần lên 3,2%.
Đồng Nhân dân tệ tăng giá nhẹ phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần, đồng tiền này đã tăng giá 0,1% so với đồng USD, nhưng vẫn giảm giá 1,4% kể từ đầu năm và đã mất giá 5% kể từ tháng 8 năm ngoái.