Thị trường tốt, chuyển sàn càng thuận lợi
Từ nay đến ngày 18/6, sàn Hà Nội cũng sẽ đón thêm 6 công ty chuyển từ sàn Tp.HCM.
8 công ty đầu tiên trong danh sách 23 công ty đăng ký chuyển niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) đã có phiên giao dịch đầu tiên khá thuận lợi tại sàn HASTC.
Từ nay đến ngày 18/6, sàn Hà Nội cũng sẽ đón thêm 6 công ty chuyển sàn nữa. Số còn lại vẫn đang trong quá trình chờ được chấp thuận niêm yết.
8 doanh nghiệp đó bao gồm vừa chính thức chuyển sàn gồm: Công ty Cổ phần cảng Đọan Xá (mã DXP), Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Safoco (mã SAF), Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã TMC), Công ty Cổ phần Viễn Liên (mã UNI), Công ty Cổ phần Viễn thông VTC (mã VTC), Công ty Cổ phần Thủy sản số 1 (mã SJ1), Công ty Cổ phần bao bì Bỉm Sơn (mã BPC) và Công ty Cổ phần cơ khí xăng dầu (mã PMS).
Trong số này, duy nhất trường hợp của cổ phiếu DXP, sau hai lần chuyển niêm yết (lần 1 từ HASTC vào HOSE và lần 2 từ HOSE về lại HASTC), cổ phiếu này đã quay trở lại sàn Hà Nội.
Với sự góp mặt của 8 cổ phiếu này, tổng số mã niêm yết tại sàn Hà Nội tăng lên 191 mã, với tổng khối lượng niêm yết tăng thêm 33.257.868 cổ phiếu, đạt gần 2,652 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 26.520 tỷ đồng.
Chuyển sàn không gây xáo trộn
Lãnh đạo HASTC khẳng định rằng, 23 doanh nghiệp chuyển sàn này sẽ không làm tăng quy mô của sàn Hà Nội lên nhiều, nhưng đây đều là những doanh nghiệp làm ăn có lãi, song vì quy mô nhỏ (dưới 80 tỷ đồng) nên phải chuyển niêm yết.
Việc doanh nghiệp chuyển sàn sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường. Sự ảnh hưởng ở đây có chăng chỉ là việc doanh nghiệp bị mất một khoảng thời gian cho việc làm thủ tục để sang sàn mới. Nếu nói một cách cụ thể hơn thì sự ảnh hưởng đơn thuần về mặt tâm lý ban đầu mà thôi.
Thông thường, khi lên niêm yết mới, người ta sẽ thấy đủ bộ đôi công ty niêm yết và tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trong ngày lên sàn đầu tiên đặc biệt này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều đi một mình, chỉ có một vài doanh nghiệp có đơn vị tư vấn đi theo hỗ trợ.
Đại diện công ty chứng khoán giải thích rằng, do việc chuyển sàn bây giờ khá đơn giản, các doanh nghiệp đều tự làm, hơn nữa lại được Sở và Trung tâm giao dịch hậu thuẫn rất tốt nên công ty chứng khoán khá nhàn.
Đai diện doanh nghiệp Safoco chia sẻ rằng, ban đầu lo lắng việc chuyển sàn sẽ khó khăn về thủ tục, thời gian ngừng giao dịch khi chuyển sàn. Thời gian gián đọan càng lâu, thì càng làm cho nhà đầu tư bị thiệt, nhất là trong lúc thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ như lúc này. Nhưng khi chính thức nộp hồ sơ thì doanh nghiệp đã được tạo điều kiện tối đa.
Doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa
Trên thực tế, so với niêm yết mới thì thủ tục chuyển niêm yết đơn giản hơn nhiều. Doanh nghiệp chuyển sàn chỉ phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, trong đó có 4 tài liệu là giấy đăng ký niêm yết, danh sách cổ đông, bản cáo bạch, nghị quyết đại hội cổ đông về việc niêm yết.
Tuy nhiên, HASTC khuyến khích các doanh nghiệp này bổ sung thêm thông tin cho nhà đầu tư. Kể từ khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đến khi HASTC chấp thuận chỉ mất 2 ngày làm việc.
Ngoài ra, HASTC phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tiến hành các thủ tục chuyển niêm yết để thời gian ngừng giao dịch của các mã này là ngắn nhất, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Thời gian sẽ được rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc.
Các công ty khi chuyển niêm yết sang HASTC sẽ vẫn giữ nguyên mã giao dịch như tại HOSE. Khi doanh nghiệp chuyển sàn, giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên tại HASTC sẽ được tính bằng bình quân giá đóng cửa 5 ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch cuối cùng tại HOSE.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều thuận lợi đó, phía nhà đầu tư vẫn còn chút băn khoăn khi giao dich. Liệu rằng trong thời gian tới quy định về đơn vị giao dịch tại HASTC có thay đổi, 1 lô cổ phiếu là 100 cổ phiếu có được giảm xuống còn 10 như sàn HOSE?
Bởi có như vậy thì những nhà đầu tư đã và đang nắm giữ những cổ phiếu chuyển niêm yết từ HOSE về HASTC sẽ không bị thiệt vì cổ phiếu lẻ.
Lãnh đạo HASTC cho biết, cơ quan này cũng đã có phương án, có thể để các công ty chứng khoán đứng ra mua lại số cổ phiếu này.
Từ nay đến ngày 18/6, sàn Hà Nội cũng sẽ đón thêm 6 công ty chuyển sàn nữa. Số còn lại vẫn đang trong quá trình chờ được chấp thuận niêm yết.
8 doanh nghiệp đó bao gồm vừa chính thức chuyển sàn gồm: Công ty Cổ phần cảng Đọan Xá (mã DXP), Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Safoco (mã SAF), Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã TMC), Công ty Cổ phần Viễn Liên (mã UNI), Công ty Cổ phần Viễn thông VTC (mã VTC), Công ty Cổ phần Thủy sản số 1 (mã SJ1), Công ty Cổ phần bao bì Bỉm Sơn (mã BPC) và Công ty Cổ phần cơ khí xăng dầu (mã PMS).
Trong số này, duy nhất trường hợp của cổ phiếu DXP, sau hai lần chuyển niêm yết (lần 1 từ HASTC vào HOSE và lần 2 từ HOSE về lại HASTC), cổ phiếu này đã quay trở lại sàn Hà Nội.
Với sự góp mặt của 8 cổ phiếu này, tổng số mã niêm yết tại sàn Hà Nội tăng lên 191 mã, với tổng khối lượng niêm yết tăng thêm 33.257.868 cổ phiếu, đạt gần 2,652 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 26.520 tỷ đồng.
Chuyển sàn không gây xáo trộn
Lãnh đạo HASTC khẳng định rằng, 23 doanh nghiệp chuyển sàn này sẽ không làm tăng quy mô của sàn Hà Nội lên nhiều, nhưng đây đều là những doanh nghiệp làm ăn có lãi, song vì quy mô nhỏ (dưới 80 tỷ đồng) nên phải chuyển niêm yết.
Việc doanh nghiệp chuyển sàn sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường. Sự ảnh hưởng ở đây có chăng chỉ là việc doanh nghiệp bị mất một khoảng thời gian cho việc làm thủ tục để sang sàn mới. Nếu nói một cách cụ thể hơn thì sự ảnh hưởng đơn thuần về mặt tâm lý ban đầu mà thôi.
Thông thường, khi lên niêm yết mới, người ta sẽ thấy đủ bộ đôi công ty niêm yết và tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trong ngày lên sàn đầu tiên đặc biệt này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều đi một mình, chỉ có một vài doanh nghiệp có đơn vị tư vấn đi theo hỗ trợ.
Đại diện công ty chứng khoán giải thích rằng, do việc chuyển sàn bây giờ khá đơn giản, các doanh nghiệp đều tự làm, hơn nữa lại được Sở và Trung tâm giao dịch hậu thuẫn rất tốt nên công ty chứng khoán khá nhàn.
Đai diện doanh nghiệp Safoco chia sẻ rằng, ban đầu lo lắng việc chuyển sàn sẽ khó khăn về thủ tục, thời gian ngừng giao dịch khi chuyển sàn. Thời gian gián đọan càng lâu, thì càng làm cho nhà đầu tư bị thiệt, nhất là trong lúc thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ như lúc này. Nhưng khi chính thức nộp hồ sơ thì doanh nghiệp đã được tạo điều kiện tối đa.
Doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa
Trên thực tế, so với niêm yết mới thì thủ tục chuyển niêm yết đơn giản hơn nhiều. Doanh nghiệp chuyển sàn chỉ phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, trong đó có 4 tài liệu là giấy đăng ký niêm yết, danh sách cổ đông, bản cáo bạch, nghị quyết đại hội cổ đông về việc niêm yết.
Tuy nhiên, HASTC khuyến khích các doanh nghiệp này bổ sung thêm thông tin cho nhà đầu tư. Kể từ khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đến khi HASTC chấp thuận chỉ mất 2 ngày làm việc.
Ngoài ra, HASTC phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tiến hành các thủ tục chuyển niêm yết để thời gian ngừng giao dịch của các mã này là ngắn nhất, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Thời gian sẽ được rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc.
Các công ty khi chuyển niêm yết sang HASTC sẽ vẫn giữ nguyên mã giao dịch như tại HOSE. Khi doanh nghiệp chuyển sàn, giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên tại HASTC sẽ được tính bằng bình quân giá đóng cửa 5 ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch cuối cùng tại HOSE.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều thuận lợi đó, phía nhà đầu tư vẫn còn chút băn khoăn khi giao dich. Liệu rằng trong thời gian tới quy định về đơn vị giao dịch tại HASTC có thay đổi, 1 lô cổ phiếu là 100 cổ phiếu có được giảm xuống còn 10 như sàn HOSE?
Bởi có như vậy thì những nhà đầu tư đã và đang nắm giữ những cổ phiếu chuyển niêm yết từ HOSE về HASTC sẽ không bị thiệt vì cổ phiếu lẻ.
Lãnh đạo HASTC cho biết, cơ quan này cũng đã có phương án, có thể để các công ty chứng khoán đứng ra mua lại số cổ phiếu này.