Thỏa thuận Iran "ép" giá dầu lao dốc
Thời gian tới, các kho chứa dầu trên thế giới có thể thừa mứa do lượng cung từ Iran
Giá dầu thế giới trong phiên 13/1 đã giảm mạnh xuống dưới 92 USD, do nhà đầu tư lo ngại nguồn cung ứng trên thị trường sẽ tăng vọt sau khi Iran và phương Tây đồng ý thực hiện một thỏa thuận kể từ cuối tháng này.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin được Bộ Ngoại giao Iran và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra vào hôm 12/1 cho biết, thỏa thuận Geneva đạt được giữa Iran và 6 cường quốc thế giới, có ý nghĩa mở đường cho một giải pháp giải quyết bất đồng về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này, sẽ có hiệu lực vào ngày 20/1.
Thỏa thuận trên đã đạt được vào ngày 24/11/2013. Dự kiến ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực, Iran và các cường quốc sẽ đàm phán về một giải pháp sau chót để xử lý những tranh chấp lâu nay về chương trình hạt nhân của Iran, cũng như giảm bớt nguy cơ đánh mất lòng tin lẫn nhau, dẫn tới căng thẳng gia tăng tại Trung Đông.
Theo giới phân tích, việc Iran và các cường quốc thế giới nhất trí thời điểm bắt đầu thực thi thỏa thuận Geneva có thể sẽ dẫn tới việc giảm bớt những biện pháp trừng phạt đối với ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Khi đó, lượng xuất khẩu 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Iran vào thị trường thế giới, có thể sẽ khiến giá dầu chịu áp lực.
Hiện tại lượng xuất khẩu dầu mỏ từ Libya vào thị trường thế giới đã tăng trở lại mức 600.000 thùng mỗi ngày, theo báo cáo của cơ quan dầu khí quốc gia Libya. Cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Sudan đã bắt đầu có những tiến triển tốt đẹp. Do đó việc lượng cung dầu từ Iran tăng lên chắc chắn sẽ khiến các kho chứa thêm dư thừa.
Trước những quan ngại này, giá dầu giao sau trên thị trường thế giới đã sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (13/1). Cụ thể, trên sàn hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm tới 92 cent, tương ứng với mức giảm 1%, xuống còn 91,80 USD mỗi thùng. Cuối tuần trước, giá dầu thô loại này đã tăng 1,2%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng giảm mạnh 50 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%, xuống còn 106,75 USD mỗi thùng. Cuối tuần trước, giá dầu này đã tăng được 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch về giá giữa dầu thô hợp đồng New York và dầu thô Brent Biển Bắc đang ở khoảng 14,95 USD/thùng.
Cuối tuần trước, sự suy yếu của đồng USD cùng số liệu nhập khẩu dầu thô tháng 12 tăng mạnh của Trung Quốc đã giúp giá dầu thô giao sau tại New York tăng mạnh, bất chấp việc số việc làm mới trong tháng 12 của Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường. Hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ khá nhiều yếu tố khác nhau.
Cũng trên sàn giao dịch New York, kết thúc phiên 13/1, giá khí đốt giao tháng 2 tăng 22 cent, tương ứng 5,5%, lên 4,28 USD/ triệu BTU, cao nhất trong vòng một tuần qua. Giá dầu sưởi cùng hạn giảm nhẹ xuống còn 2,93 USD mỗi gallon, trong khi giá xăng cùng giao tháng 2 giảm 3,5 cent, tương ứng 1,3%, cnf 2,63 USD mỗi gallon.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin được Bộ Ngoại giao Iran và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra vào hôm 12/1 cho biết, thỏa thuận Geneva đạt được giữa Iran và 6 cường quốc thế giới, có ý nghĩa mở đường cho một giải pháp giải quyết bất đồng về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này, sẽ có hiệu lực vào ngày 20/1.
Thỏa thuận trên đã đạt được vào ngày 24/11/2013. Dự kiến ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực, Iran và các cường quốc sẽ đàm phán về một giải pháp sau chót để xử lý những tranh chấp lâu nay về chương trình hạt nhân của Iran, cũng như giảm bớt nguy cơ đánh mất lòng tin lẫn nhau, dẫn tới căng thẳng gia tăng tại Trung Đông.
Theo giới phân tích, việc Iran và các cường quốc thế giới nhất trí thời điểm bắt đầu thực thi thỏa thuận Geneva có thể sẽ dẫn tới việc giảm bớt những biện pháp trừng phạt đối với ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Khi đó, lượng xuất khẩu 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Iran vào thị trường thế giới, có thể sẽ khiến giá dầu chịu áp lực.
Hiện tại lượng xuất khẩu dầu mỏ từ Libya vào thị trường thế giới đã tăng trở lại mức 600.000 thùng mỗi ngày, theo báo cáo của cơ quan dầu khí quốc gia Libya. Cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Sudan đã bắt đầu có những tiến triển tốt đẹp. Do đó việc lượng cung dầu từ Iran tăng lên chắc chắn sẽ khiến các kho chứa thêm dư thừa.
Trước những quan ngại này, giá dầu giao sau trên thị trường thế giới đã sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (13/1). Cụ thể, trên sàn hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm tới 92 cent, tương ứng với mức giảm 1%, xuống còn 91,80 USD mỗi thùng. Cuối tuần trước, giá dầu thô loại này đã tăng 1,2%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng giảm mạnh 50 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%, xuống còn 106,75 USD mỗi thùng. Cuối tuần trước, giá dầu này đã tăng được 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch về giá giữa dầu thô hợp đồng New York và dầu thô Brent Biển Bắc đang ở khoảng 14,95 USD/thùng.
Cuối tuần trước, sự suy yếu của đồng USD cùng số liệu nhập khẩu dầu thô tháng 12 tăng mạnh của Trung Quốc đã giúp giá dầu thô giao sau tại New York tăng mạnh, bất chấp việc số việc làm mới trong tháng 12 của Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường. Hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ khá nhiều yếu tố khác nhau.
Cũng trên sàn giao dịch New York, kết thúc phiên 13/1, giá khí đốt giao tháng 2 tăng 22 cent, tương ứng 5,5%, lên 4,28 USD/ triệu BTU, cao nhất trong vòng một tuần qua. Giá dầu sưởi cùng hạn giảm nhẹ xuống còn 2,93 USD mỗi gallon, trong khi giá xăng cùng giao tháng 2 giảm 3,5 cent, tương ứng 1,3%, cnf 2,63 USD mỗi gallon.