Thu hút FDI: Chuyển hướng về bất động sản
Thu hút vốn FDI 9 tháng đạt 12,54 tỷ USD, cả đăng ký mới và tăng vốn, giải ngân đạt 7,2 tỷ USD
Theo tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thu hút vốn FDI trong 9 tháng qua đã đạt 12,54 tỷ USD, cả đăng ký mới và tăng vốn, giải ngân đạt 7,2 tỷ USD.
Với dự án Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long có tổng vốn đầu tư đăng ký mới lên tới 1,7 tỷ USD, cục diện đầu tư nước ngoài trong 9 tháng qua đã có nhiều thay đổi.
Giải ngân vẫn chậm
Lượng vốn lớn từ dự án này đã đẩy tổng vốn đăng ký mới trong 9 tháng qua từ mức 5,62 tỷ USD của 8 tháng lên 7,67 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng với hơn 2 tỷ USD vốn đăng ký, tháng 9 có kết quả thu hút vốn FDI khá tốt. Lượng dự án tăng vốn trong 9 tháng đầu năm cũng đạt con số 583.
Trong khi đó, nhu cầu tăng vốn của các dự án FDI đã đầu tư từ giai đoạn trước trong tháng này không nhiều. Số dự án tăng vốn trong tháng 9 cũng tăng thêm 19 dự án, đạt con số 168. Tổng vốn đăng ký tăng thêm chỉ đạt 4,86 tỷ USD, không thay đổi nhiều so với con số của 8 tháng là gần 4,83 tỷ USD, nhưng vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng cộng cả đăng ký mới và tăng vốn, từ đầu năm đến nay, thu hút vốn FDI đã đạt 12,54 tỷ USD. Bình quân đạt gần 1,4 tỷ USD/tháng.
Giải ngân vốn FDI trong tháng 9 cũng đạt khoảng 700 triệu USD, đưa con số giải ngân trong 9 tháng đầu năm lên 7,2 tỷ USD, chỉ bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2008. Giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nay bình quân đạt 800 triệu USD/tháng.
Như vậy, trong tháng 9, thu hút vốn FDI đạt cao hơn mức bình quân, giải ngân dưới mức bình quân, tính từ đầu năm đến nay.
Bất động sản tăng hạng
Dự án với lượng vốn lên đến 1,7 tỷ USD đổ vào bất động sản đã đưa lĩnh vực này vươn lên xếp thứ hai trên “bảng tổng sắp” các lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Với 9 dự án được cấp phép, bất động sản đã thu hút được 3,65 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2009.
Lĩnh vực dịch vụ lưu trú, mặc dù không có sự thay đổi nhiều về con số vốn thu hút được trong một tháng qua nhưng vẫn xếp đầu trong các lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, với 4,57 tỷ USD, tính cả cấp mới và tăng thêm.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã vượt bất động sản trong tháng 8 thì nay lại trở về vị trí quen thuộc ở cuối bảng xếp hạng. Những khó khăn từ thị trường có thể là nguyên nhân khiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực này thiếu động lực để tăng tốc.
Tính chung 9 tháng qua, đã có 38 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ, 3,95 tỷ USD; Samoa 1,7 tỷ USD; Đài Loan 1,36 tỷ USD.
Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 9 tháng với 6,66 tỷ USD. Tiếp đến là Bình Dương, Tp. HCM và Hà Nội với tổng vốn thu hút lần lượt là 2,45 tỷ USD; 1,14 tỷ USD và 383 triệu USD.
Với dự án Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long có tổng vốn đầu tư đăng ký mới lên tới 1,7 tỷ USD, cục diện đầu tư nước ngoài trong 9 tháng qua đã có nhiều thay đổi.
Giải ngân vẫn chậm
Lượng vốn lớn từ dự án này đã đẩy tổng vốn đăng ký mới trong 9 tháng qua từ mức 5,62 tỷ USD của 8 tháng lên 7,67 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng với hơn 2 tỷ USD vốn đăng ký, tháng 9 có kết quả thu hút vốn FDI khá tốt. Lượng dự án tăng vốn trong 9 tháng đầu năm cũng đạt con số 583.
Trong khi đó, nhu cầu tăng vốn của các dự án FDI đã đầu tư từ giai đoạn trước trong tháng này không nhiều. Số dự án tăng vốn trong tháng 9 cũng tăng thêm 19 dự án, đạt con số 168. Tổng vốn đăng ký tăng thêm chỉ đạt 4,86 tỷ USD, không thay đổi nhiều so với con số của 8 tháng là gần 4,83 tỷ USD, nhưng vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng cộng cả đăng ký mới và tăng vốn, từ đầu năm đến nay, thu hút vốn FDI đã đạt 12,54 tỷ USD. Bình quân đạt gần 1,4 tỷ USD/tháng.
Giải ngân vốn FDI trong tháng 9 cũng đạt khoảng 700 triệu USD, đưa con số giải ngân trong 9 tháng đầu năm lên 7,2 tỷ USD, chỉ bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2008. Giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nay bình quân đạt 800 triệu USD/tháng.
Như vậy, trong tháng 9, thu hút vốn FDI đạt cao hơn mức bình quân, giải ngân dưới mức bình quân, tính từ đầu năm đến nay.
Bất động sản tăng hạng
Dự án với lượng vốn lên đến 1,7 tỷ USD đổ vào bất động sản đã đưa lĩnh vực này vươn lên xếp thứ hai trên “bảng tổng sắp” các lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Với 9 dự án được cấp phép, bất động sản đã thu hút được 3,65 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2009.
Lĩnh vực dịch vụ lưu trú, mặc dù không có sự thay đổi nhiều về con số vốn thu hút được trong một tháng qua nhưng vẫn xếp đầu trong các lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, với 4,57 tỷ USD, tính cả cấp mới và tăng thêm.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã vượt bất động sản trong tháng 8 thì nay lại trở về vị trí quen thuộc ở cuối bảng xếp hạng. Những khó khăn từ thị trường có thể là nguyên nhân khiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực này thiếu động lực để tăng tốc.
Tính chung 9 tháng qua, đã có 38 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ, 3,95 tỷ USD; Samoa 1,7 tỷ USD; Đài Loan 1,36 tỷ USD.
Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 9 tháng với 6,66 tỷ USD. Tiếp đến là Bình Dương, Tp. HCM và Hà Nội với tổng vốn thu hút lần lượt là 2,45 tỷ USD; 1,14 tỷ USD và 383 triệu USD.