“Thủ quỹ” của Kim Jong Un “ôm” 5 triệu USD bỏ trốn
Đại diện cấp cao ngân hàng Triều Tiên Daesong Bank đã biến mất hồi tuần trước ở Nakhodka thuộc vùng Viễn Đông của Nga
Báo chí Hàn Quốc dẫn nguồn tin không rõ danh tính cho biết, một quan chức ngân hàng cao cấp của Triều Tiên, người quản lý tiền cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã bỏ trốn ở Nga và đang xin tị nạn ở một quốc gia thứ ba.
Hãng tin Reuters dẫn tờ JoongAng Ilbo của Hàn nói rằng, ông Yun Tae Hyong, đại diện cấp cao ngân hàng Triều Tiên Daesong Bank, đã biến mất hồi tuần trước ở Nakhodka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, mang theo số tiền 5 triệu USD.
Ngân hàng Daesong Bank bị Chính phủ Mỹ nghi ngờ là nằm dưới sự kiểm soát của Văn phòng 39 thuộc Chính phủ Triều Tiên. Văn phòng 39 được cho là cơ quan cung cấp tài chính cho nhiều hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên, bao gồm hoạt động mua sắm các hàng hóa xa xỉ mà nước này bị cấm mua theo lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc.
Vào năm 2010, Daesong Bank đã bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào một danh sách “đen”. Báo JoongAng nói rằng, Triều Tiên đã đề nghị nhà chức trách Nga hợp tác để tìm bắt Yun.
Hiện chưa rõ Yun tới Nga bằng cách nào hoặc ông này làm gì trước khi bỏ trốn. Nga và Triều Tiên có chung đường biên giớ trên bộ dài 17 km.
Bộ Thống nhất của Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, nói với Reuters rằng, họ không biết gì về vụ việc này.
Năm nay mới chỉ khoảng ngoài 30 tuổi, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lên nắm quyền vào tháng 12/2011 khi người cha Kim Jong Il qua đời sau một cơn đột quỵ. Khi đó, Kim Jong Un được cho là hầu như không có thời gian để củng cố nền tảng quyền lực và chuẩn bị cho việc “kế vị” cha.
Giới chuyên gia có quan điểm khác nhau về việc liệu Kim Jong Un có thực sự nắm trọn mọi quyền lực ở Triều Tiên. Chú dượng của nhà lãnh đạo này, ông Jang Song Thaek, người được cho là có tham gia điều hành Văn phòng 39, đã bị xử tử vào cuối năm ngoái cùng một số thuộc hạ.
Theo chuyên gia Koh Yu-hwan thuộc Đại học Dongguk ở Seoul, nếu đúng là Yun đã bỏ trốn, chưa chắc ông này mang theo nhiều thông tin về chính quyền của Kim Jong Un, xét tới phương thức lãnh đạo bí mật kiểu “ở đâu biết ở đó” của Triều Tiên. “Các quan chức Triều Tiên chỉ có thể biết về công việc và cam kết của họ. Rất khó để họ biết những chuyện khác ở Triều Tiên”, ông Koh nhận xét.
Được thành lập vào năm 1978, ngân hàng Daesong của Triều Tiên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, xử lý thanh toán cho các công ty thương mại của nước này - theo thông tin từ website Bộ Thống nhất của Hàn Quốc.
Vào năm 2005, 25 triệu USD tiền mặt của Triều Tiên bị đóng băng ở ngân hàng Banco Delta Asia của Macau. Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, đây là số tiền được Triều Tiên sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Đây được xem là vụ đóng băng tài sản thành công duy nhất đối với Bình Nhưỡng.
Hãng tin Reuters dẫn tờ JoongAng Ilbo của Hàn nói rằng, ông Yun Tae Hyong, đại diện cấp cao ngân hàng Triều Tiên Daesong Bank, đã biến mất hồi tuần trước ở Nakhodka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, mang theo số tiền 5 triệu USD.
Ngân hàng Daesong Bank bị Chính phủ Mỹ nghi ngờ là nằm dưới sự kiểm soát của Văn phòng 39 thuộc Chính phủ Triều Tiên. Văn phòng 39 được cho là cơ quan cung cấp tài chính cho nhiều hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên, bao gồm hoạt động mua sắm các hàng hóa xa xỉ mà nước này bị cấm mua theo lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc.
Vào năm 2010, Daesong Bank đã bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào một danh sách “đen”. Báo JoongAng nói rằng, Triều Tiên đã đề nghị nhà chức trách Nga hợp tác để tìm bắt Yun.
Hiện chưa rõ Yun tới Nga bằng cách nào hoặc ông này làm gì trước khi bỏ trốn. Nga và Triều Tiên có chung đường biên giớ trên bộ dài 17 km.
Bộ Thống nhất của Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, nói với Reuters rằng, họ không biết gì về vụ việc này.
Năm nay mới chỉ khoảng ngoài 30 tuổi, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lên nắm quyền vào tháng 12/2011 khi người cha Kim Jong Il qua đời sau một cơn đột quỵ. Khi đó, Kim Jong Un được cho là hầu như không có thời gian để củng cố nền tảng quyền lực và chuẩn bị cho việc “kế vị” cha.
Giới chuyên gia có quan điểm khác nhau về việc liệu Kim Jong Un có thực sự nắm trọn mọi quyền lực ở Triều Tiên. Chú dượng của nhà lãnh đạo này, ông Jang Song Thaek, người được cho là có tham gia điều hành Văn phòng 39, đã bị xử tử vào cuối năm ngoái cùng một số thuộc hạ.
Theo chuyên gia Koh Yu-hwan thuộc Đại học Dongguk ở Seoul, nếu đúng là Yun đã bỏ trốn, chưa chắc ông này mang theo nhiều thông tin về chính quyền của Kim Jong Un, xét tới phương thức lãnh đạo bí mật kiểu “ở đâu biết ở đó” của Triều Tiên. “Các quan chức Triều Tiên chỉ có thể biết về công việc và cam kết của họ. Rất khó để họ biết những chuyện khác ở Triều Tiên”, ông Koh nhận xét.
Được thành lập vào năm 1978, ngân hàng Daesong của Triều Tiên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, xử lý thanh toán cho các công ty thương mại của nước này - theo thông tin từ website Bộ Thống nhất của Hàn Quốc.
Vào năm 2005, 25 triệu USD tiền mặt của Triều Tiên bị đóng băng ở ngân hàng Banco Delta Asia của Macau. Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, đây là số tiền được Triều Tiên sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Đây được xem là vụ đóng băng tài sản thành công duy nhất đối với Bình Nhưỡng.