Thủ tướng có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” ngành?
Thủ tướng đã nhận được 5 chất vấn của đại biểu Quốc hội, tính đến 17h ngày 10/6
Không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, song Thủ tướng cũng đã nhận được 5 chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo tập hợp của Vụ Công tác đại biểu tính đến 17h ngày 10/6.
Sốt ruột trước tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập lậu…. làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân đang tràn ngập lãnh thổ và ngày càng nhiều hơn, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi: tình trạng này không biết còn kéo dài chồng chất đến bao giờ và đặc biệt là trách nhiệm của bộ, ngành nào đến đâu?
"Xin Thủ tướng vui lòng cho biết, thời gian qua và sắp tới, Thủ tướng có giải pháp gì hiệu quả nhất? Có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” lĩnh vực này không?", bà Khá chất vấn.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của các bộ ngành, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội về thủy điện: “Dự án nào trong quy hoạch nhưng không đảm bảo theo quy định của pháp luật thì loại bỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020”.
Nhưng, theo đại biểu, cho đến nay các bộ, ngành liên quan chưa hành động đúng theo chỉ đạo, thậm chí còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm cho cử tri lo lắng, bức xúc trước thực trạng chủ đầu tư vẫn triển khai lập dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và tiếp tục chờ thẩm định đánh giá tác động của bộ ngành liên quan không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
"Với trách nhiệm thuộc thẩm quyền, đề nghị Thủ tướng cho biết biện pháp chỉ đạo, giải quyết cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên nhằm đáp ứng lòng mong đợi của cử tri?" là chất vấn đại biểu Vở dành cho người đứng đầu Chính phủ.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) muốn biết quan điểm của Thủ tướng trước đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét thuộc xã Húc Nghì, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị do nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư gần 70 tỷ đồng. Nhưng hơn 3 năm ngân sách mới bố trí 29 tỷ. Trong khi đó mùa mưa bão đã cận kề và bà con vùng dự án đang mòn mỏi trông chờ từng ngày dự án hoàn thành trong những ngôi nhà tạm.
Cũng chất vấn cá nhân Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) muốn biết giải pháp để khắc phục tình trạng sinh viên không tìm được việc làm hoặc có thì trái chuyên ngành đào tạo.
"Thủ tướng chia sẻ gì với người nông dân về ước mơ cho con đi học đại học và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp?. Bà con nông dân rất mong Thủ tướng quan tâm vấn đề này như Thủ tướng đã quan tâm chỉ đạo có giải pháp để cho người nông dân trồng lúa có lãi 30%".
Là người duy nhất chất vấn hai nội dung, bên cạnh vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị Thủ tướng cho biết các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo có đến đúng đối tượng, sự dụng đạt hiệu quả bao nhiêu phần trăm, có cần rà soát lại lại không?
Theo thông lệ, Thủ tướng chỉ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Vào kỳ họp cuối năm 2012, cho đến trước phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ chỉ nhận được duy nhất một chất vấn bằng văn bản của một vị đại biểu đoàn Nghệ An.
Tuy nhiên, sau đó ông tiếp tục nhận được phiếu chất vấn, khi một số vị đại biểu không hài lòng với câu trả lời của một số vị bộ trưởng đăng đàn trực tiếp.
Ở kỳ họp này, bắt đầu từ chiều nay (12/6), 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Song hơn 150 chất vấn bằng văn bản vẫn được gửi đến hầu hết các thành viên Chính phủ. Dẫn đầu về số lượng là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng với 19 chất vấn.
Sốt ruột trước tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập lậu…. làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân đang tràn ngập lãnh thổ và ngày càng nhiều hơn, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi: tình trạng này không biết còn kéo dài chồng chất đến bao giờ và đặc biệt là trách nhiệm của bộ, ngành nào đến đâu?
"Xin Thủ tướng vui lòng cho biết, thời gian qua và sắp tới, Thủ tướng có giải pháp gì hiệu quả nhất? Có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” lĩnh vực này không?", bà Khá chất vấn.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của các bộ ngành, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội về thủy điện: “Dự án nào trong quy hoạch nhưng không đảm bảo theo quy định của pháp luật thì loại bỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020”.
Nhưng, theo đại biểu, cho đến nay các bộ, ngành liên quan chưa hành động đúng theo chỉ đạo, thậm chí còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm cho cử tri lo lắng, bức xúc trước thực trạng chủ đầu tư vẫn triển khai lập dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và tiếp tục chờ thẩm định đánh giá tác động của bộ ngành liên quan không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
"Với trách nhiệm thuộc thẩm quyền, đề nghị Thủ tướng cho biết biện pháp chỉ đạo, giải quyết cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên nhằm đáp ứng lòng mong đợi của cử tri?" là chất vấn đại biểu Vở dành cho người đứng đầu Chính phủ.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) muốn biết quan điểm của Thủ tướng trước đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét thuộc xã Húc Nghì, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị do nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư gần 70 tỷ đồng. Nhưng hơn 3 năm ngân sách mới bố trí 29 tỷ. Trong khi đó mùa mưa bão đã cận kề và bà con vùng dự án đang mòn mỏi trông chờ từng ngày dự án hoàn thành trong những ngôi nhà tạm.
Cũng chất vấn cá nhân Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) muốn biết giải pháp để khắc phục tình trạng sinh viên không tìm được việc làm hoặc có thì trái chuyên ngành đào tạo.
"Thủ tướng chia sẻ gì với người nông dân về ước mơ cho con đi học đại học và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp?. Bà con nông dân rất mong Thủ tướng quan tâm vấn đề này như Thủ tướng đã quan tâm chỉ đạo có giải pháp để cho người nông dân trồng lúa có lãi 30%".
Là người duy nhất chất vấn hai nội dung, bên cạnh vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị Thủ tướng cho biết các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo có đến đúng đối tượng, sự dụng đạt hiệu quả bao nhiêu phần trăm, có cần rà soát lại lại không?
Theo thông lệ, Thủ tướng chỉ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Vào kỳ họp cuối năm 2012, cho đến trước phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ chỉ nhận được duy nhất một chất vấn bằng văn bản của một vị đại biểu đoàn Nghệ An.
Tuy nhiên, sau đó ông tiếp tục nhận được phiếu chất vấn, khi một số vị đại biểu không hài lòng với câu trả lời của một số vị bộ trưởng đăng đàn trực tiếp.
Ở kỳ họp này, bắt đầu từ chiều nay (12/6), 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Song hơn 150 chất vấn bằng văn bản vẫn được gửi đến hầu hết các thành viên Chính phủ. Dẫn đầu về số lượng là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng với 19 chất vấn.