Thủ tướng: “Gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền”
Ở đâu xảy ra môi trường ô nhiễm nặng, chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm
“Chúng ta cứ nói mãi mà không ai chịu trách nhiệm. Tới đây phải phát hiện ra, chỉ rõ ai chịu trách nhiệm, ai cấp phép cho dự án xem nhẹ môi trường, tuyệt đối không để “nóng đâu phủi đó”, chạy theo những vụ việc xảy ra rồi mới đi giải quyết”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường, hôm 24/8.
“Thực sự chúng ta chưa lường hết”
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, môi trường tại Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới.
Trên cả nước, có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hơn 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 4.500 làng nghề, lưu hành gần 43 triệu xe máy và trên 2 triệu ôtô...
Hằng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Cùng với đó, tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường chủ yếu vẫn là từ con người, do con người. Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của tương lai mà là vấn đề hiện hữu, cần phải huy động sức mạnh toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và người dân để tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng thừa nhận, tại nhiều địa phương hiện vẫn còn phổ biến tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường. Việc phát hiện, xử lý các vụ việc ô nhiễm còn chậm, chủ yếu là qua báo chí và nhân dân.
“Vừa qua, chúng ta có tình trạng môi trường xấu bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, dựa trên nền tảng công nghệ tiêu tốn năng lượng, lạm dụng quá mức tài nguyên, không gian môi trường. Thực sự chúng ta chưa lường hết yếu tố phức tạp về loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất tiềm ẩn rủi ro, sự cố môi trường”, Thủ tướng nói.
Hưởng lợi, sẽ phải trả phí
Với thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu trước hết phải thay đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển.
“Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm”, ông nhấn mạnh.
Thủ tướng khẳng định, bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý được giao. Ở đâu xảy ra môi trường ô nhiễm nặng, chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Chính phủ.
Phải làm rõ trách nhiệm cơ quan phê duyệt về vấn đề môi trường của dự án đầu tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra giám sát thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường.
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm tra trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm nghiêm túc nhưng không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính phối hợp xây dựng cơ chế thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án lớn có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, tiềm ẩn rủi ro.
Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có chức năng đề xuất cơ chế đột phá để đi liền với thu hút đầu tư, cho phép doanh nghiệp được khai thác nguồn thu trực tiếp theo nguyên tắc “gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền”, người được hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường, hôm 24/8.
“Thực sự chúng ta chưa lường hết”
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, môi trường tại Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới.
Trên cả nước, có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hơn 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 4.500 làng nghề, lưu hành gần 43 triệu xe máy và trên 2 triệu ôtô...
Hằng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Cùng với đó, tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường chủ yếu vẫn là từ con người, do con người. Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của tương lai mà là vấn đề hiện hữu, cần phải huy động sức mạnh toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và người dân để tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng thừa nhận, tại nhiều địa phương hiện vẫn còn phổ biến tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường. Việc phát hiện, xử lý các vụ việc ô nhiễm còn chậm, chủ yếu là qua báo chí và nhân dân.
“Vừa qua, chúng ta có tình trạng môi trường xấu bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, dựa trên nền tảng công nghệ tiêu tốn năng lượng, lạm dụng quá mức tài nguyên, không gian môi trường. Thực sự chúng ta chưa lường hết yếu tố phức tạp về loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất tiềm ẩn rủi ro, sự cố môi trường”, Thủ tướng nói.
Hưởng lợi, sẽ phải trả phí
Với thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu trước hết phải thay đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển.
“Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm”, ông nhấn mạnh.
Thủ tướng khẳng định, bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý được giao. Ở đâu xảy ra môi trường ô nhiễm nặng, chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Chính phủ.
Phải làm rõ trách nhiệm cơ quan phê duyệt về vấn đề môi trường của dự án đầu tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra giám sát thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường.
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm tra trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm nghiêm túc nhưng không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính phối hợp xây dựng cơ chế thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án lớn có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, tiềm ẩn rủi ro.
Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có chức năng đề xuất cơ chế đột phá để đi liền với thu hút đầu tư, cho phép doanh nghiệp được khai thác nguồn thu trực tiếp theo nguyên tắc “gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền”, người được hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí.