Thủ tướng: “Giảm nghèo còn rất khó khăn”
Thủ tướng trả lời chất vấn của hai vị đại biểu Quốc hội về giải pháp giảm nghèo
Cùng chất vấn về giảm nghèo, hai vị đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) và Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) vừa nhận được cùng nội dung trả lời từ Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh giải pháp để khắc phục tình trạng tỷ lệ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng càng lớn và giảm nghèo thiếu tính bền vững, đại biểu Thành còn muốn biết từ Thủ tướng những vấn đề liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế và thu nhập cho người dân.
Nhấn mạnh giảm nghèo vừa là một nhiệm vụ trọng tâm vừa là mục tiêu của phát triển bền vững, Thủ tướng đánh giá thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách giảm nghèo, trong đó có giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 11,76% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2014, từ năm 2011 đến 2013 đã có gần 800 nghìn hộ thoát nghèo. Bình quân mỗi năm giảm được 2%, riêng 64 huyện nghèo giảm khoảng 5% (giảm từ 50,97% năm 2011 xuống khoảng 34% năm 2014).
Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số có bước được cải thiện. Chúng ta đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, người đứng đầu Chính phủ trả lời đại biểu.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một số chương trình, chính sách còn trùng lặp về đối tượng thụ hưởng, chồng chéo trong quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao và chưa khuyến khích người nghèo tự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Chưa đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách đã đề ra.
Với nhận xét kết quả giảm nghèo vẫn chưa đồng đều, chưa bền vững, Thủ tướng nêu con số tỷ lệ hộ nghèo khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tại 64 huyện nghèo tuy đã giảm mạnh nhưng đến năm 2014 vẫn còn khoảng 34%.
Cụ thể hơn, đầu năm 2014 còn 1 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 70%, 4 huyện từ 60 - 70% và 9 huyện từ 50 - 60%.
Ở văn bản trả lời cả hai vị đại biểu, Thủ tướng đều viết, nhiệm vụ giảm nghèo còn rất khó khăn, nhất là giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, có trọng tâm trọng điểm và đạt hiệu quả cao hơn.
Như, rà soát các chương trình, chính sách hiện có, khắc phục những hạn chế yếu kém, xây dựng mục tiêu nhiệm vụ giảm nghèo phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2020. Điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế. Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo trên cả ba phương diện là hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở địa bàn khó khăn. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng các giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Thủ tướng cũng cho biết sẽ khẩn trương ban hành chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ thiết thực và hiệu quả để đồng bào tăng thu nhập, thoát nghèo từ bảo vệ, chăm sóc, phát triển rừng, gắn với phát triển chăn nuôi và đa dạng hóa cây trồng. Nghiên cứu việc nâng mức khoán, mức hỗ trợ trong bảo vệ rừng và trồng rừng.
Đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện có, nhất là về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục, phát triển ngành nghề, khuyến nông, khuyến lâm và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Chính phủ đã thảo luận dự thảo nghị định về các chính sách này và đang chỉ đạo hoàn thiện để sớm ban hành, Thủ tướng trả lời.
Bên cạnh giải pháp để khắc phục tình trạng tỷ lệ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng càng lớn và giảm nghèo thiếu tính bền vững, đại biểu Thành còn muốn biết từ Thủ tướng những vấn đề liên quan đến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế và thu nhập cho người dân.
Nhấn mạnh giảm nghèo vừa là một nhiệm vụ trọng tâm vừa là mục tiêu của phát triển bền vững, Thủ tướng đánh giá thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách giảm nghèo, trong đó có giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 11,76% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2014, từ năm 2011 đến 2013 đã có gần 800 nghìn hộ thoát nghèo. Bình quân mỗi năm giảm được 2%, riêng 64 huyện nghèo giảm khoảng 5% (giảm từ 50,97% năm 2011 xuống khoảng 34% năm 2014).
Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số có bước được cải thiện. Chúng ta đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, người đứng đầu Chính phủ trả lời đại biểu.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một số chương trình, chính sách còn trùng lặp về đối tượng thụ hưởng, chồng chéo trong quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao và chưa khuyến khích người nghèo tự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Chưa đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách đã đề ra.
Với nhận xét kết quả giảm nghèo vẫn chưa đồng đều, chưa bền vững, Thủ tướng nêu con số tỷ lệ hộ nghèo khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tại 64 huyện nghèo tuy đã giảm mạnh nhưng đến năm 2014 vẫn còn khoảng 34%.
Cụ thể hơn, đầu năm 2014 còn 1 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 70%, 4 huyện từ 60 - 70% và 9 huyện từ 50 - 60%.
Ở văn bản trả lời cả hai vị đại biểu, Thủ tướng đều viết, nhiệm vụ giảm nghèo còn rất khó khăn, nhất là giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, có trọng tâm trọng điểm và đạt hiệu quả cao hơn.
Như, rà soát các chương trình, chính sách hiện có, khắc phục những hạn chế yếu kém, xây dựng mục tiêu nhiệm vụ giảm nghèo phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2020. Điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế. Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo trên cả ba phương diện là hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở địa bàn khó khăn. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng các giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Thủ tướng cũng cho biết sẽ khẩn trương ban hành chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ thiết thực và hiệu quả để đồng bào tăng thu nhập, thoát nghèo từ bảo vệ, chăm sóc, phát triển rừng, gắn với phát triển chăn nuôi và đa dạng hóa cây trồng. Nghiên cứu việc nâng mức khoán, mức hỗ trợ trong bảo vệ rừng và trồng rừng.
Đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện có, nhất là về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục, phát triển ngành nghề, khuyến nông, khuyến lâm và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Chính phủ đã thảo luận dự thảo nghị định về các chính sách này và đang chỉ đạo hoàn thiện để sớm ban hành, Thủ tướng trả lời.