Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan
Đây là chặng dừng chân cuối cùng trong hành trình thăm 3 nước Đông Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ 14-15/9 theo lời mời của Thủ tướng nước này Jaroslaw Kaczynski.
Đây cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong hành trình thăm 3 nước Đông Âu: Liên bang Nga, Cộng hoà Czech và Cộng hòa Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Czech.
Trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và cụ thể hoá các nội dung hợp tác kinh tế với các nước, bàn các phương hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác nhiều mặt, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và đầu tư cũng như hợp tác giáo dục - đào tạo và du lịch là nội dung chính trong các cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo hai nước.
Ba lan là bạn hàng số 1 của Việt Nam trong các nước Đông Âu. Kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu Việt Nam xuất siêu.
Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm…, nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm. Năm 2006, tổng kim ngạch tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 330 triệu USD. Dự kiến năm 2007 có thể lên 350 triệu USD.
Trong chuyến thăm này, hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước sở tại. Đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước bạn thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Đặc biệt, tháp tùng Thủ tướng Việt Nam lần này còn có khoảng 70 doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, Phòng Thương mại công nghiệp hai nước sẽ tổ chức diễn đàn doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá môi trường kinh doanh đầu tư của mình, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp hai nước trao đổi, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư tại thị trường mỗi nước.
Ngày 13/4, tại Praha thủ đô Cộng hòa Czech, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Czech và hội kiến Tổng thống Czech Vaclav Klaus trước khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm nước này.
Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Czech Mirek Topolanek trước đó, hai bên đã nhất trí tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại, đầu tư nhất là trong lĩnh vực điện năng, cơ khí, ngân hàng, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hoá...
Chính phủ hai nước ủng hộ và tạo điều kiện để tập đoàn điện lực hai nước hợp tác triển khai dự án xây dựng Nhà máy điện 3.000 MW tại Việt Nam với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Đây là dự án quan trọng đối với quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Czech. Khi Nhà máy này đi vào vận hành sẽ cung cấp 20% tổng sản lượng điện của Việt Nam.
Hai bên thống nhất khẩn trương triển khai thực hiện các văn kiện đã ký kết năm 2006: "Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech về thực hiện chương trình hợp tác phát triển"; "Hợp đồng tài trợ dự án nhà máy xi măng Phú Sơn, Ninh Bình" và "Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ đầu tư 7 dự án tiềm năng trong ngành năng lượng, vật liệu xây dựng và công nghệ thực phẩm".
Thể hiện quyết tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Czech, hai Thủ tướng đã ký Tuyên bố chung và chứng kiến lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về việc nhận trở lại công dân hai nước và Nghị định thư để thực hiện Hiệp định này.
Đây cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong hành trình thăm 3 nước Đông Âu: Liên bang Nga, Cộng hoà Czech và Cộng hòa Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Czech.
Trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và cụ thể hoá các nội dung hợp tác kinh tế với các nước, bàn các phương hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác nhiều mặt, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và đầu tư cũng như hợp tác giáo dục - đào tạo và du lịch là nội dung chính trong các cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo hai nước.
Ba lan là bạn hàng số 1 của Việt Nam trong các nước Đông Âu. Kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu Việt Nam xuất siêu.
Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm…, nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm. Năm 2006, tổng kim ngạch tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 330 triệu USD. Dự kiến năm 2007 có thể lên 350 triệu USD.
Trong chuyến thăm này, hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước sở tại. Đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước bạn thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Đặc biệt, tháp tùng Thủ tướng Việt Nam lần này còn có khoảng 70 doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, Phòng Thương mại công nghiệp hai nước sẽ tổ chức diễn đàn doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá môi trường kinh doanh đầu tư của mình, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp hai nước trao đổi, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư tại thị trường mỗi nước.
Ngày 13/4, tại Praha thủ đô Cộng hòa Czech, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Czech và hội kiến Tổng thống Czech Vaclav Klaus trước khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm nước này.
Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Czech Mirek Topolanek trước đó, hai bên đã nhất trí tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại, đầu tư nhất là trong lĩnh vực điện năng, cơ khí, ngân hàng, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hoá...
Chính phủ hai nước ủng hộ và tạo điều kiện để tập đoàn điện lực hai nước hợp tác triển khai dự án xây dựng Nhà máy điện 3.000 MW tại Việt Nam với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Đây là dự án quan trọng đối với quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hoà Czech. Khi Nhà máy này đi vào vận hành sẽ cung cấp 20% tổng sản lượng điện của Việt Nam.
Hai bên thống nhất khẩn trương triển khai thực hiện các văn kiện đã ký kết năm 2006: "Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech về thực hiện chương trình hợp tác phát triển"; "Hợp đồng tài trợ dự án nhà máy xi măng Phú Sơn, Ninh Bình" và "Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ đầu tư 7 dự án tiềm năng trong ngành năng lượng, vật liệu xây dựng và công nghệ thực phẩm".
Thể hiện quyết tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Czech, hai Thủ tướng đã ký Tuyên bố chung và chứng kiến lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về việc nhận trở lại công dân hai nước và Nghị định thư để thực hiện Hiệp định này.