Thủ tướng trình cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới
Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ và số phó thủ tướng nhiệm kỳ khóa 13
Tiếp tục kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, sáng 1/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ và số phó thủ tướng nhiệm kỳ khóa 13.
Theo tờ trình, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa 13 giữ như khóa 12, gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ. 8 cơ quan thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý Nhà nước vẫn giữ nguyên.
Chính phủ sẽ có 27 thành viên, trong đó có 22 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thẩm tra tờ trình, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với cơ cấu này. Vì chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được thực hiện, sẽ tiến hành tổng kết tình hình thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Chính phủ.
“Vì vậy, chưa nên có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của Chính phủ trong nhiệm kỳ này”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh khi trình bày báo cáo thẩm tra.
Trong ngày hôm nay, các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đưa ra quyết định tại phiên họp sáng mai.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Nội dung này cũng sẽ được thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội họp trước khi thông qua danh sách vào phiên họp sáng 3/8.
Cũng trong phiên họp sáng 3/8, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Sau khi có kết quả phê chuẩn, Thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.
Tuy chưa có danh sách nhân sự cụ thể được đề cử, song với việc trước đó Quốc hội đã bầu một số thành viên Chính phủ vào chức danh quan trọng của Quốc hội cũng cho thấy Chính phủ nhiệm kỳ này sẽ có thành viên mới.
Theo tờ trình, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa 13 giữ như khóa 12, gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ. 8 cơ quan thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý Nhà nước vẫn giữ nguyên.
Chính phủ sẽ có 27 thành viên, trong đó có 22 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thẩm tra tờ trình, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với cơ cấu này. Vì chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được thực hiện, sẽ tiến hành tổng kết tình hình thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Chính phủ.
“Vì vậy, chưa nên có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của Chính phủ trong nhiệm kỳ này”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh khi trình bày báo cáo thẩm tra.
Trong ngày hôm nay, các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đưa ra quyết định tại phiên họp sáng mai.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Nội dung này cũng sẽ được thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội họp trước khi thông qua danh sách vào phiên họp sáng 3/8.
Cũng trong phiên họp sáng 3/8, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Sau khi có kết quả phê chuẩn, Thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.
Tuy chưa có danh sách nhân sự cụ thể được đề cử, song với việc trước đó Quốc hội đã bầu một số thành viên Chính phủ vào chức danh quan trọng của Quốc hội cũng cho thấy Chính phủ nhiệm kỳ này sẽ có thành viên mới.