Thủ tướng và 4 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
Quốc hội đã thống nhất “chốt” danh sách các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp này
Quốc hội đã thống nhất “chốt” danh sách các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định với VnEconomy sáng 18/11.
Theo đó, từ 22 đến hết sáng 24/11, Thủ tướng Chính phủ và bốn vị bộ trưởng các bộ: Công Thương, Y tế, Tài chính, Giao thông Vận tải sẽ đăng đàn tại nghị trường.
Điện kỳ nào cũng “nóng”
Là người đầu tiên trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch và lộ trình, tiến độ xây dựng nhà máy điện (nhất là nhiệt điện); vấn đề bảo đảm an toàn nhà máy, đập nước, hạn chế các rủi ro của hệ thống nhà máy thủy điện, vấn đề thiếu điện, cắt điện, giá điện, thị trường điện, quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối, truyền tải điện.
Người đứng đầu ngành công thương cũng sẽ làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm trong điều hành xuất nhập khẩu (nhất là than, muối, hàng cao cấp xa xỉ, phế thải công nghiệp) và tình trạng giá cả tăng nhanh.
Phần trả lời này sẽ có thêm bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Cũng như các kỳ họp trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản nhất tại kỳ họp này (37/203 chất vấn).
Cũng là một trong số các vị bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản, ngay sau Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu sẽ là “nhân vật chính” tại diễn đàn Quốc hội chiều 22/11. Các nhóm vấn đề được đặt ra với vị bộ trưởng này là việc giảm tải một số bệnh viện, những việc đã làm, thực trạng hiện nay và biện pháp sắp tới.
Việc phát triển công nghiệp dược, quản lý sản xuất, chất lượng và giá thuốc nói chung, trong các bệnh viên công nói riêng, dự trữ một số loại thuốc phòng dịch bệnh trong ngành y tế, vấn đề tăng viện phí cũng nằm trong các vấn đề các đại biểu sẽ tập trung chất vấn Bộ trưởng Y tế.
Nhóm vấn đề thứ ba là dịch bệnh, ô nhiễm trong hoạt động y tế và thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS – thực trạng và biện pháp.
Một số vị bộ trưởng khác cũng sẽ tham gia giải trình các vấn đề liên quan thuộc các nhóm vấn đề trên đây.
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời về Vinashin
Liên tục đăng đàn tại nhiều kỳ họp gần đây là “tư lệnh” ngành tài chính. Kỳ này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh sẽ trả lời xung quanh quản lý, sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính, chính sách tài khóa gắn với chính sách tiền tệ, nợ công và trách nhiệm của Bộ Tài chính về các vấn đề trên.
Nhóm vấn đề thứ hai Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Ninh là chất lượng kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và trách nhiệm của bộ trưởng trong quản lý tiền, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là ở Vinashin.
Với sự tham gia của 9 vị bộ trưởng, trưởng ngành khác, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng thanh tra Chính phủ, người đứng đầu ngành tài chính cũng sẽ trả lời về quản lý giá, nhất là giá vật tư, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu, trách nhiệm và giải pháp bình ổn giá, bên cạnh hai nhóm vấn đề nêu trên.
Vì sao tiếp tục triển khai đường sắt cao tốc?
Việc tiếp tục triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM khi chưa có chủ trương của Quốc hội sẽ là một trong những nội dung Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải làm rõ trước Quốc hội vào chiều 23/11.
Các vấn đề khác Quốc hội tập trung chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng gồm: vấn đề phân công quản lý, trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (phân công cho bộ quản lý), trực tiếp là Vinashin.
Bộ trưởng Dũng cũng sẽ làm rõ việc bố trí vốn và triển khai các công trình giao thông không đồng bộ, chất lượng thấp, lãng phí trong các công trình do bộ làm chủ đầu tư. Vấn đề nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM hiện nay.
Tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông không được cải thiện, nhất là ở các thành phố lớn, hiện trạng, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.
Khép lại 2 ngày rưỡi chất vấn, người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, danh sách các vị bộ trưởng trả lời chất vấn được quyết định dựa trên quỹ thời gian, số lượng và nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, kết hợp xem xét các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội và cân nhắc những người đã trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu kỳ khóa 12 đến nay.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, tính đến hết ngày 14/11/2010 đã có 203 chất vấn của 87 đại biểu ở 43 đoàn gửi đến Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng và các vị bộ trưởng, trưởng ngành. Trong đó, Thủ tướng nhận được 21 chất vấn.
Theo đó, từ 22 đến hết sáng 24/11, Thủ tướng Chính phủ và bốn vị bộ trưởng các bộ: Công Thương, Y tế, Tài chính, Giao thông Vận tải sẽ đăng đàn tại nghị trường.
Điện kỳ nào cũng “nóng”
Là người đầu tiên trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch và lộ trình, tiến độ xây dựng nhà máy điện (nhất là nhiệt điện); vấn đề bảo đảm an toàn nhà máy, đập nước, hạn chế các rủi ro của hệ thống nhà máy thủy điện, vấn đề thiếu điện, cắt điện, giá điện, thị trường điện, quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối, truyền tải điện.
Người đứng đầu ngành công thương cũng sẽ làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm trong điều hành xuất nhập khẩu (nhất là than, muối, hàng cao cấp xa xỉ, phế thải công nghiệp) và tình trạng giá cả tăng nhanh.
Phần trả lời này sẽ có thêm bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Cũng như các kỳ họp trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản nhất tại kỳ họp này (37/203 chất vấn).
Cũng là một trong số các vị bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản, ngay sau Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu sẽ là “nhân vật chính” tại diễn đàn Quốc hội chiều 22/11. Các nhóm vấn đề được đặt ra với vị bộ trưởng này là việc giảm tải một số bệnh viện, những việc đã làm, thực trạng hiện nay và biện pháp sắp tới.
Việc phát triển công nghiệp dược, quản lý sản xuất, chất lượng và giá thuốc nói chung, trong các bệnh viên công nói riêng, dự trữ một số loại thuốc phòng dịch bệnh trong ngành y tế, vấn đề tăng viện phí cũng nằm trong các vấn đề các đại biểu sẽ tập trung chất vấn Bộ trưởng Y tế.
Nhóm vấn đề thứ ba là dịch bệnh, ô nhiễm trong hoạt động y tế và thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS – thực trạng và biện pháp.
Một số vị bộ trưởng khác cũng sẽ tham gia giải trình các vấn đề liên quan thuộc các nhóm vấn đề trên đây.
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời về Vinashin
Liên tục đăng đàn tại nhiều kỳ họp gần đây là “tư lệnh” ngành tài chính. Kỳ này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh sẽ trả lời xung quanh quản lý, sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính, chính sách tài khóa gắn với chính sách tiền tệ, nợ công và trách nhiệm của Bộ Tài chính về các vấn đề trên.
Nhóm vấn đề thứ hai Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Ninh là chất lượng kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và trách nhiệm của bộ trưởng trong quản lý tiền, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là ở Vinashin.
Với sự tham gia của 9 vị bộ trưởng, trưởng ngành khác, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng thanh tra Chính phủ, người đứng đầu ngành tài chính cũng sẽ trả lời về quản lý giá, nhất là giá vật tư, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu, trách nhiệm và giải pháp bình ổn giá, bên cạnh hai nhóm vấn đề nêu trên.
Vì sao tiếp tục triển khai đường sắt cao tốc?
Việc tiếp tục triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM khi chưa có chủ trương của Quốc hội sẽ là một trong những nội dung Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải làm rõ trước Quốc hội vào chiều 23/11.
Các vấn đề khác Quốc hội tập trung chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng gồm: vấn đề phân công quản lý, trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (phân công cho bộ quản lý), trực tiếp là Vinashin.
Bộ trưởng Dũng cũng sẽ làm rõ việc bố trí vốn và triển khai các công trình giao thông không đồng bộ, chất lượng thấp, lãng phí trong các công trình do bộ làm chủ đầu tư. Vấn đề nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM hiện nay.
Tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông không được cải thiện, nhất là ở các thành phố lớn, hiện trạng, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.
Khép lại 2 ngày rưỡi chất vấn, người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, danh sách các vị bộ trưởng trả lời chất vấn được quyết định dựa trên quỹ thời gian, số lượng và nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, kết hợp xem xét các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội và cân nhắc những người đã trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu kỳ khóa 12 đến nay.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, tính đến hết ngày 14/11/2010 đã có 203 chất vấn của 87 đại biểu ở 43 đoàn gửi đến Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng và các vị bộ trưởng, trưởng ngành. Trong đó, Thủ tướng nhận được 21 chất vấn.