Thủ tướng yêu cầu giảm giá nhà ở xã hội
Thủ tướng hoan nghênh một nhà đầu tư đã lên kế hoạch về gói nhà ở với quy mô lớn khoảng 300.000 căn hộ, giá chỉ khoảng 700 triệu đồng/căn
“Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách tín dụng, thuế, bù lãi suất để khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho phát triển nhà ở xã hội theo hướng tăng xã hội hóa, giảm dần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách, chuyển sang hỗ trợ tín dụng ưu đãi”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, ngày 7/12.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi việc phát triển nhà ở là đầu tư cho phát triển. Nếu để tình trạng công nhân, người nghèo không có nơi ở gây bức xúc về nhà ở thì đất nước không thể phát triển bền vững được. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và của người dân, “không phải chỉ có nhà nước, nếu không chúng ta lại quay về bao cấp”.
Thủ tướng hoan nghênh một số doanh nghiệp vừa qua đã đưa ra những sản phẩm tốt, dù là làm thương mại nhưng giá nhà chỉ vài trăm triệu đồng/căn hộ để người nghèo có cơ hội chọn được nơi an cư. Gần đây, một nhà đầu tư đã lên kế hoạch về gói nhà ở với quy mô lớn khoảng 300.000 căn hộ, giá chỉ khoảng 700 triệu đồng/căn.
Bên cạnh biểu dương một số địa phương như Bình Dương, Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai…trong việc giải quyết nhà ở cho công nhân, Thủ tướng lưu ý, hiện nay nhiều địa phương chưa có chương trình triển khai công tác này; chưa dành đất đai, chưa chọn được doanh nghiệp để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.
“Chính sách pháp luật cơ bản đã có, câu hỏi đặt ra là địa phương các đồng chí có làm không, có quyết tâm chính trị trong thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, trong UBND để triển khai cụ thể không. Các bộ, ngành Trung ương có đặt vấn đề nguồn lực cho phát triển lĩnh vực này không”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng quán triệt tinh thần lãnh đạo các doanh nghiệp, khu công nghiệp phải lo vấn đề này, “chứ không chỉ lo sản xuất mà phải lo cho đời sống công nhân”.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng chất lượng không được thấp và phải có nhiều phương thức làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách phát triển cho nhà ở xã hội. Giao một đầu mối chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tham mưu ban hành và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cụ thể hơn.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới, giảm giá thành, đề xuất giải pháp, cơ chế, nguồn lực giải quyết vấn đề nhà ở xã hội nói chung, trong đó có nhà chống lũ hộ nghèo miền Trung nói riêng.
Thủ tướng yêu cầu khu đô thị có một tỷ lệ thích hợp giữa nhà ở thương mại với nhà ở xã hội.
Các địa phương và Trung ương bổ sung chương trình phát triển nhà ở xã hội vào danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại Quyết định số 40 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, bảo đảm các điều kiện hạ tầng thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ nhà ở theo quyết định của Thủ tướng đã ban hành.
Sau hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, ngày 7/12.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi việc phát triển nhà ở là đầu tư cho phát triển. Nếu để tình trạng công nhân, người nghèo không có nơi ở gây bức xúc về nhà ở thì đất nước không thể phát triển bền vững được. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và của người dân, “không phải chỉ có nhà nước, nếu không chúng ta lại quay về bao cấp”.
Thủ tướng hoan nghênh một số doanh nghiệp vừa qua đã đưa ra những sản phẩm tốt, dù là làm thương mại nhưng giá nhà chỉ vài trăm triệu đồng/căn hộ để người nghèo có cơ hội chọn được nơi an cư. Gần đây, một nhà đầu tư đã lên kế hoạch về gói nhà ở với quy mô lớn khoảng 300.000 căn hộ, giá chỉ khoảng 700 triệu đồng/căn.
Bên cạnh biểu dương một số địa phương như Bình Dương, Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai…trong việc giải quyết nhà ở cho công nhân, Thủ tướng lưu ý, hiện nay nhiều địa phương chưa có chương trình triển khai công tác này; chưa dành đất đai, chưa chọn được doanh nghiệp để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.
“Chính sách pháp luật cơ bản đã có, câu hỏi đặt ra là địa phương các đồng chí có làm không, có quyết tâm chính trị trong thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, trong UBND để triển khai cụ thể không. Các bộ, ngành Trung ương có đặt vấn đề nguồn lực cho phát triển lĩnh vực này không”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng quán triệt tinh thần lãnh đạo các doanh nghiệp, khu công nghiệp phải lo vấn đề này, “chứ không chỉ lo sản xuất mà phải lo cho đời sống công nhân”.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng chất lượng không được thấp và phải có nhiều phương thức làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách phát triển cho nhà ở xã hội. Giao một đầu mối chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tham mưu ban hành và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cụ thể hơn.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới, giảm giá thành, đề xuất giải pháp, cơ chế, nguồn lực giải quyết vấn đề nhà ở xã hội nói chung, trong đó có nhà chống lũ hộ nghèo miền Trung nói riêng.
Thủ tướng yêu cầu khu đô thị có một tỷ lệ thích hợp giữa nhà ở thương mại với nhà ở xã hội.
Các địa phương và Trung ương bổ sung chương trình phát triển nhà ở xã hội vào danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại Quyết định số 40 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, bảo đảm các điều kiện hạ tầng thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ nhà ở theo quyết định của Thủ tướng đã ban hành.
Sau hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách nhà ở xã hội.