Thuê bao không phải lo “mất tiền oan” khi roaming ở nước ngoài
Không ít thuê bao điện thoại đã “mất tiền oan” khi roaming quốc tế cho dù đã đăng ký gói cước của nhà mạng
Không ít thuê bao điện thoại đã “mất tiền oan” khi roaming quốc tế cho dù đã đăng ký gói cước của nhà mạng.
Chị Hoàng Diệu Linh, nhân viên truyền thông của một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho biết, trong chuyến công tác Đài Loan mới đây, một nhà mạng di động mà chị đang sử dụng đã gửi hóa đơn thanh toán dịch vụ roaming với giá trị lên tới xấp xỉ 5 triệu đồng.
Khá bất ngờ, vì chị Linh đã đăng ký gói cước roaming quốc tế của nhà mạng nên tính ra, tối đa cũng chỉ hết khoảng 2 triệu đồng, nghĩa là đã bị đội thêm gần 3 triệu đồng.
Nếu như trước đây chưa đăng ký gói cước roaming của nhà mạng thì việc bị đội thêm 3 – 4 triệu với chị Linh cũng không phải là chuyện quá lạ lẫm vì một vài lần chị quên không tắt chế roaming và không biết các ứng dụng chạy gầm vẫn liên tục update (cập nhật) dữ liệu.
Không ít lần đi công tác nước ngoài về hóa đơn roaming của chị lại bị đội thêm vài triệu đồng. Bởi vậy chị mới đăng ký gói cước roaming của nhà mạng để tránh bị những thất thoát trên.
Vì quá bất ngờ khi bị đội lên tới gần 3 triệu đồng dù đã đăng ký gói cước roaming quốc tế, chị Linh tức tốc liên hệ lại nhà mạng thì nhận được giải thích: Ở những mạng roaming tại nước ngoài, vì lý do nào đó mà bị rớt sóng hoặc sóng quá yếu, thuê bao không thể kết nối được thì sóng của thuê bao đó sẽ tự động “nhảy sóng” - tức chuyển sang sóng của nhà mạng khác cũng roaming nhưng không nằm trong gói cước roaming mà thuê bao đã đăng ký.
Vì thế, khi thuê bao roaming ở các mạng này (mạng không có gói cước roaming) sẽ bị tính theo giá data thông thường tại các mạng đó, và như thế chi phí sẽ đắt hơn và đội lên nhiều.
Theo chị Linh, như thế đúng là thuê bao chỉ còn cách… “bó tay”. “Mình đăng ký gói cước roaming để không bị phát sinh tiền, không phải kiểm tra máy để tắt roaming, được dùng data thoải mái. Chứ giờ mỗi lần đi nước ngoài, dùng gói cước roaming mà vẫn phải kiểm tra máy thường xuyên, phải xem sóng của mạng nào để tắt mở roaming… thì vẫn tạo cảm giác lo lắng, không yên tâm cho người dùng vì rất dễ phát sinh thêm chi phí”, chị Linh chia sẻ.
Đại diện MobiFone cho biết, MobiFone cũng nhận được phản ánh của một số thuê bao khi công tác nước ngoài về thấy chi phí nhiều hơn gói cước roaming đã đăng ký với MobiFone (gói UD - giá 249 nghìn đồng/ngày), dù mới chỉ tăng thêm từ bốn năm trăm nghìn đến trên một triệu đồng.
“Nhận thấy đây là bất cập mới phát sinh cho người dùng, dù tỷ lệ này rất nhỏ, vì những mạng mà MobiFone cho thuê bao đăng ký gói UD (11 mạng tại 11 nươc và vùng lãnh thổ - PV) đều là những mạng tốt nhất nên gần như rất khó mất sóng hay rớt sóng. Dù vậy, MobiFone vẫn cho ra tính năng quản lý sử dụng dịch vụ data khi chuyển vùng quốc tế cho gói UD để người dùng thực sự yên tâm và không phải lo lắng bị đội thêm chi phí khi roaming ở nước ngoài”, đại diện MobiFone cho biết.
Với tính năng trên, thuê bao đã đăng ký quản lý việc sử dụng data sẽ được gắn vào các mạng có cung cấp gói UD. Khi không có sóng của các mạng có cung cấp gói UD, thuê bao có thể truy nhập vào các mạng khác, tuy nhiên, khách hàng chỉ có thể sử dụng dịch vụ thoại và SMS, mà không thể sử dụng dịch vụ data trong các mạng này. Thuê bao chỉ có thể bị tự động roaming data vớ với các mạng roaming khác không nằm trong gói cước roaming của nhà mạng.
Được biết, để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần đăng ký qua SMS với cú pháp Quanly_UD và gửi 999 hoặc hủy đăng ký Huy_UB (gửi 999) hoặc đăng ký qua website, mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào.
Là người đi công tác nước ngoài thường xuyên, trung bình tháng hai lần, anh Nguyễn Văn Hải, chuyên viên trong ngành dầu khí, cũng là thuê bao của MobiFone từ gần chục năm nay cho rằng, nếu nhà mạng cung cấp được tính năng để người dùng quản lý được chi phí gọi, nhắn tin hay dùng data để không bị đội thêm chi phí, thì mới thực sự giúp người dùng yên tâm, không phải lo lắng, không phải kiểm tra máy mỗi khi đi nước ngoài.
Chị Hoàng Diệu Linh, nhân viên truyền thông của một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho biết, trong chuyến công tác Đài Loan mới đây, một nhà mạng di động mà chị đang sử dụng đã gửi hóa đơn thanh toán dịch vụ roaming với giá trị lên tới xấp xỉ 5 triệu đồng.
Khá bất ngờ, vì chị Linh đã đăng ký gói cước roaming quốc tế của nhà mạng nên tính ra, tối đa cũng chỉ hết khoảng 2 triệu đồng, nghĩa là đã bị đội thêm gần 3 triệu đồng.
Nếu như trước đây chưa đăng ký gói cước roaming của nhà mạng thì việc bị đội thêm 3 – 4 triệu với chị Linh cũng không phải là chuyện quá lạ lẫm vì một vài lần chị quên không tắt chế roaming và không biết các ứng dụng chạy gầm vẫn liên tục update (cập nhật) dữ liệu.
Không ít lần đi công tác nước ngoài về hóa đơn roaming của chị lại bị đội thêm vài triệu đồng. Bởi vậy chị mới đăng ký gói cước roaming của nhà mạng để tránh bị những thất thoát trên.
Vì quá bất ngờ khi bị đội lên tới gần 3 triệu đồng dù đã đăng ký gói cước roaming quốc tế, chị Linh tức tốc liên hệ lại nhà mạng thì nhận được giải thích: Ở những mạng roaming tại nước ngoài, vì lý do nào đó mà bị rớt sóng hoặc sóng quá yếu, thuê bao không thể kết nối được thì sóng của thuê bao đó sẽ tự động “nhảy sóng” - tức chuyển sang sóng của nhà mạng khác cũng roaming nhưng không nằm trong gói cước roaming mà thuê bao đã đăng ký.
Vì thế, khi thuê bao roaming ở các mạng này (mạng không có gói cước roaming) sẽ bị tính theo giá data thông thường tại các mạng đó, và như thế chi phí sẽ đắt hơn và đội lên nhiều.
Theo chị Linh, như thế đúng là thuê bao chỉ còn cách… “bó tay”. “Mình đăng ký gói cước roaming để không bị phát sinh tiền, không phải kiểm tra máy để tắt roaming, được dùng data thoải mái. Chứ giờ mỗi lần đi nước ngoài, dùng gói cước roaming mà vẫn phải kiểm tra máy thường xuyên, phải xem sóng của mạng nào để tắt mở roaming… thì vẫn tạo cảm giác lo lắng, không yên tâm cho người dùng vì rất dễ phát sinh thêm chi phí”, chị Linh chia sẻ.
Đại diện MobiFone cho biết, MobiFone cũng nhận được phản ánh của một số thuê bao khi công tác nước ngoài về thấy chi phí nhiều hơn gói cước roaming đã đăng ký với MobiFone (gói UD - giá 249 nghìn đồng/ngày), dù mới chỉ tăng thêm từ bốn năm trăm nghìn đến trên một triệu đồng.
“Nhận thấy đây là bất cập mới phát sinh cho người dùng, dù tỷ lệ này rất nhỏ, vì những mạng mà MobiFone cho thuê bao đăng ký gói UD (11 mạng tại 11 nươc và vùng lãnh thổ - PV) đều là những mạng tốt nhất nên gần như rất khó mất sóng hay rớt sóng. Dù vậy, MobiFone vẫn cho ra tính năng quản lý sử dụng dịch vụ data khi chuyển vùng quốc tế cho gói UD để người dùng thực sự yên tâm và không phải lo lắng bị đội thêm chi phí khi roaming ở nước ngoài”, đại diện MobiFone cho biết.
Với tính năng trên, thuê bao đã đăng ký quản lý việc sử dụng data sẽ được gắn vào các mạng có cung cấp gói UD. Khi không có sóng của các mạng có cung cấp gói UD, thuê bao có thể truy nhập vào các mạng khác, tuy nhiên, khách hàng chỉ có thể sử dụng dịch vụ thoại và SMS, mà không thể sử dụng dịch vụ data trong các mạng này. Thuê bao chỉ có thể bị tự động roaming data vớ với các mạng roaming khác không nằm trong gói cước roaming của nhà mạng.
Được biết, để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần đăng ký qua SMS với cú pháp Quanly_UD và gửi 999 hoặc hủy đăng ký Huy_UB (gửi 999) hoặc đăng ký qua website, mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào.
Là người đi công tác nước ngoài thường xuyên, trung bình tháng hai lần, anh Nguyễn Văn Hải, chuyên viên trong ngành dầu khí, cũng là thuê bao của MobiFone từ gần chục năm nay cho rằng, nếu nhà mạng cung cấp được tính năng để người dùng quản lý được chi phí gọi, nhắn tin hay dùng data để không bị đội thêm chi phí, thì mới thực sự giúp người dùng yên tâm, không phải lo lắng, không phải kiểm tra máy mỗi khi đi nước ngoài.