“Tiền thành ý”, phương thức kinh doanh mới của Phú Mỹ Hưng
Khác với nhiều doanh nghiệp, Phú Mỹ Hưng hiện đang áp dụng một phương thức kinh doanh mới để hạn chế khách hàng
Trên thị trường địa ốc hiện nay, để bán được hàng, các nhà đầu tư thường phải áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi (như tặng quà, đồ trang trí nội thất...), thậm chí mua càng nhiều (dù để dùng hay để đầu cơ) càng được giảm giá.
Trong khi đó, Công ty Phú Mỹ Hưng hiện nay lại đang hạn chế người mua bằng một phương thức kinh doanh mới...
Ông Trương Quốc Hưng, Giám đốc Kinh doanh của Phú Mỹ Hưng trao đổi với báo giới về phương thức kinh doanh khá mới này.
Khi đề cập đến việc mua nhà ở tại Phú Mỹ Hưng, dư luận hiện nay thường hay đề cập đến một khoản tiền gọi là “Tiền thành ý”. Nhiều người cho rằng cách làm này phức tạp và không cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường, ông nghĩ sao về điều này?
Chúng tôi áp dụng hình thức kinh doanh mới này là nhằm đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, còn Phú Mỹ Hưng thì thực ra chỉ “nhọc công” hơn mà thôi.
Thông thường khi Phú Mỹ Hưng công bố một dự án, ngay lập tức có hàng ngàn người đến bốc thăm giành quyền mua (trong khi dự án của chúng tôi thường chỉ có vài trăm căn hoặc vài chục căn), gây nên cảnh tượng chen lấn, náo loạn, mất trật tự mà điển hình là vụ bốc thăm giành quyền mua căn hộ tại dự án Green View hồi tháng 4/2007 vừa qua mà báo chí đã đưa tin.
Điều đáng nói là, trong số hàng ngàn người đến bốc thăm giành quyền mua này chỉ có ít người tiêu dùng có nhu cầu thực, số còn lại là những người đầu cơ, sau khi chen lấn bốc thăm nếu may mắn có được quyền mua, họ sẽ đem bán lại quyền này để ăn chênh lệch, một số người khác tuy không bán ngay quyền mua thì họ cũng đợi một thời gian ngắn giá lên cao rồi sẽ bán để kiếm lời, bởi thực sự họ không có nhu cầu ở. Điều này làm hạn chế khả năng bốc thăm trúng của những người có nhu cầu thực.
Khi áp dụng hình thức gửi "Tiền thành ý", chúng tôi đã hạn chế được tối đa lượng người đầu cơ, đem đến nhiều cơ hội cho những người thực sự có nhu cầu mua nhà để ở.
Ông có thể trình bày cụ thể hơn về hình thức gửi “Tiền thành ý”?
Có thể hiểu hình thức kinh doanh mới này theo trình tự cụ thể như thế này: sau khi tìm hiểu thông tin dự án, khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì sẽ đăng ký thủ tục tham gia bốc thăm.
Khách hàng sẽ chuyển vào tài khoản đóng của Phú Mỹ Hưng tại Ngân hàng Vietcombank một khoản tiền được gọi là “Tiền thành ý” và khoản tiền này tương ương 10% giá trị trung bình của sản phẩm. Đây là tài khoản đóng, Phú Mỹ Hưng không sử dụng khoản tiền này vào bất kỳ mục đích nào. Ngân hàng sẽ theo dõi việc chuyển khoản và lập danh sách khách hàng tham gia bốc thăm sau thời gian quy định chuyển khoản.
“Tiền thành ý” chỉ có giá trị xác định quyền được tham dự bốc thăm mua sản phẩm trong ngày công bố. “Tiền thành ý” sẽ được chuyển thành tiền đặt cọc mua nhà nếu khách hàng bốc thăm mua được sản phẩm. Những khách hàng không mua được sản phẩm, trong vòng 7 ngày sau ngày công bố, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục hoàn chuyển lại “Tiền thành ý”.
Tiền hoàn chuyển lại bằng đúng số tiền khách hàng đã chuyển vào tài khoản Phú Mỹ Hưng cộng thêm phần tiền lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng công bố tương ứng với thời gian “Tiền thành ý” của khách hàng để trong tài khoản đóng của Phú Mỹ Hưng.
Chẳng lẽ không còn cách nào đơn giản, đỡ phức tạp hơn sao?
Tất nhiên là có những cách giải quyết đơn giản, đỡ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng nếu áp dụng thì phần bất lợi lại thuộc về người tiêu dùng. Ví như để hạn chế người đến mua thì chỉ cần tăng giá lên cao, thật cao là được, kinh tế thị trường mà, thuận mua vừa bán chứ có ai ép uổng ai đâu.
Thế nhưng mức giá “cắt cổ” so với thị trường chung không phải là mục đích của Phú Mỹ Hưng. Có người còn cho rằng, áp dụng phương thức kinh doanh này, chúng tôi như vô tình làm giảm sức hút, giá trị sản phẩm của Phú Mỹ Hưng. Song chúng tôi không nghĩ như vậy.
Điều chúng tôi mong muốn là cố gắng đưa sản phẩm đến tận người tiêu dùng càng nhiều càng tốt, chúng tôi không muốn người tiêu dùng phải trải qua mấy tầng nấc trung gian mới mua được nhà ở Phú Mỹ Hưng với mức giá quá đắt.
Chúng tôi đã và đang cố gắng xây dựng Phú Mỹ Hưng thành một trung tâm đô thị đẹp, hiện đại với slogan: “Đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn”, chứ không muốn biến Phú Mỹ Hưng thành đô thị chỉ của người giàu, hay là mảnh đất màu mỡ để những người đầu cơ hoạt động, thu lợi.
Trong khi đó, Công ty Phú Mỹ Hưng hiện nay lại đang hạn chế người mua bằng một phương thức kinh doanh mới...
Ông Trương Quốc Hưng, Giám đốc Kinh doanh của Phú Mỹ Hưng trao đổi với báo giới về phương thức kinh doanh khá mới này.
Khi đề cập đến việc mua nhà ở tại Phú Mỹ Hưng, dư luận hiện nay thường hay đề cập đến một khoản tiền gọi là “Tiền thành ý”. Nhiều người cho rằng cách làm này phức tạp và không cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường, ông nghĩ sao về điều này?
Chúng tôi áp dụng hình thức kinh doanh mới này là nhằm đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, còn Phú Mỹ Hưng thì thực ra chỉ “nhọc công” hơn mà thôi.
Thông thường khi Phú Mỹ Hưng công bố một dự án, ngay lập tức có hàng ngàn người đến bốc thăm giành quyền mua (trong khi dự án của chúng tôi thường chỉ có vài trăm căn hoặc vài chục căn), gây nên cảnh tượng chen lấn, náo loạn, mất trật tự mà điển hình là vụ bốc thăm giành quyền mua căn hộ tại dự án Green View hồi tháng 4/2007 vừa qua mà báo chí đã đưa tin.
Điều đáng nói là, trong số hàng ngàn người đến bốc thăm giành quyền mua này chỉ có ít người tiêu dùng có nhu cầu thực, số còn lại là những người đầu cơ, sau khi chen lấn bốc thăm nếu may mắn có được quyền mua, họ sẽ đem bán lại quyền này để ăn chênh lệch, một số người khác tuy không bán ngay quyền mua thì họ cũng đợi một thời gian ngắn giá lên cao rồi sẽ bán để kiếm lời, bởi thực sự họ không có nhu cầu ở. Điều này làm hạn chế khả năng bốc thăm trúng của những người có nhu cầu thực.
Khi áp dụng hình thức gửi "Tiền thành ý", chúng tôi đã hạn chế được tối đa lượng người đầu cơ, đem đến nhiều cơ hội cho những người thực sự có nhu cầu mua nhà để ở.
Ông có thể trình bày cụ thể hơn về hình thức gửi “Tiền thành ý”?
Có thể hiểu hình thức kinh doanh mới này theo trình tự cụ thể như thế này: sau khi tìm hiểu thông tin dự án, khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì sẽ đăng ký thủ tục tham gia bốc thăm.
Khách hàng sẽ chuyển vào tài khoản đóng của Phú Mỹ Hưng tại Ngân hàng Vietcombank một khoản tiền được gọi là “Tiền thành ý” và khoản tiền này tương ương 10% giá trị trung bình của sản phẩm. Đây là tài khoản đóng, Phú Mỹ Hưng không sử dụng khoản tiền này vào bất kỳ mục đích nào. Ngân hàng sẽ theo dõi việc chuyển khoản và lập danh sách khách hàng tham gia bốc thăm sau thời gian quy định chuyển khoản.
“Tiền thành ý” chỉ có giá trị xác định quyền được tham dự bốc thăm mua sản phẩm trong ngày công bố. “Tiền thành ý” sẽ được chuyển thành tiền đặt cọc mua nhà nếu khách hàng bốc thăm mua được sản phẩm. Những khách hàng không mua được sản phẩm, trong vòng 7 ngày sau ngày công bố, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục hoàn chuyển lại “Tiền thành ý”.
Tiền hoàn chuyển lại bằng đúng số tiền khách hàng đã chuyển vào tài khoản Phú Mỹ Hưng cộng thêm phần tiền lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng công bố tương ứng với thời gian “Tiền thành ý” của khách hàng để trong tài khoản đóng của Phú Mỹ Hưng.
Chẳng lẽ không còn cách nào đơn giản, đỡ phức tạp hơn sao?
Tất nhiên là có những cách giải quyết đơn giản, đỡ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng nếu áp dụng thì phần bất lợi lại thuộc về người tiêu dùng. Ví như để hạn chế người đến mua thì chỉ cần tăng giá lên cao, thật cao là được, kinh tế thị trường mà, thuận mua vừa bán chứ có ai ép uổng ai đâu.
Thế nhưng mức giá “cắt cổ” so với thị trường chung không phải là mục đích của Phú Mỹ Hưng. Có người còn cho rằng, áp dụng phương thức kinh doanh này, chúng tôi như vô tình làm giảm sức hút, giá trị sản phẩm của Phú Mỹ Hưng. Song chúng tôi không nghĩ như vậy.
Điều chúng tôi mong muốn là cố gắng đưa sản phẩm đến tận người tiêu dùng càng nhiều càng tốt, chúng tôi không muốn người tiêu dùng phải trải qua mấy tầng nấc trung gian mới mua được nhà ở Phú Mỹ Hưng với mức giá quá đắt.
Chúng tôi đã và đang cố gắng xây dựng Phú Mỹ Hưng thành một trung tâm đô thị đẹp, hiện đại với slogan: “Đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn”, chứ không muốn biến Phú Mỹ Hưng thành đô thị chỉ của người giàu, hay là mảnh đất màu mỡ để những người đầu cơ hoạt động, thu lợi.