Tiếp tục lập dự án một số đoạn đường sắt cao tốc
Chất vấn của một số vị đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã có câu trả lời
Trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại kỳ họp Quốc hội thứ tám vào sáng nay (22/11), chất vấn của một số vị đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã có câu trả lời.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn Thủ tướng: “Vì sao Chính phủ nhất quyết theo đuổi dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, thậm chí đưa vào dự thảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 để trình Đại hội Đảng, mặc dù tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, đa số đại biểu Quốc hội không đồng tình và không biểu quyết thông qua dự án này?”.
Được Thủ tướng ủy quyền, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng trả lời, trên cơ sở đánh giá của Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội và phản hồi của dư luận cử tri cả nước đối với dự án, “Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cả nước cũng như các vùng miền và tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn về đường sắt cao tốc ở Việt Nam, lập dự án ở một số đoạn, để phục vụ cho công tác quy hoạch, cũng như báo cáo Quốc hội nếu như dự án khả thi”.
Văn bản trả lời cũng nêu rõ, do báo cáo tiền khả thi trình Quốc hội (tại kỳ họp thứ bảy - PV) chưa cung cấp được những thông tin, cơ sở cần thiết để Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư, nên gần đây “Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật (vốn ODA không hoàn lại) của Chính phủ Nhật bản để nghiên cứu khả thi một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc”.
Hiện, các bộ liên quan đang làm việc với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để đàm phán, thống nhất nội dung, tiến độ và cách thức tiến hành nghiên cứu dự án theo quy định, văn bản nêu rõ.
Mục đích của khoản hỗ trợ không hoàn lại của nhà tài trợ, theo giải thích của Bộ Giao thông Vận tải, là dùng để lập dự án nghiên cứu khả thi nhằm làm rõ hơn những vấn đề mà Quốc hội đang quan tâm mà báo cáo tiền khả thi trước đây với khuôn khổ hạn hẹp chưa đề cập tới hoặc chưa làm rõ được.
Nghiên cứu này cung cấp thêm nhiều thông tin phương án triển khai khả thi đối với kế hoạch xây dựng đường sắt ở Việt Nam trong tương lai, sẽ đề cập sâu hơn tới giải pháp công nghệ, xác định tương đối chính xác về hiệu quả kinh tế, về đánh giá tác động môi trường, tác động kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.
Theo quan điểm của Bộ trưởng, dự thảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 trình Đại hội Đảng có đề cập đến việc phát triển đường sắt cao tốc “là phù hợp” với kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2050.
Cũng liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Phạm Xuân Thường chất vấn thông tin Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục khởi động việc lập dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc. Thông tin trên có đúng không, nếu đúng thì dựa trên cơ sở pháp lý, kinh tế, xã hội nào để Bộ tiếp tục đề xuất khởi động dự án?.
Phần trả lời của Bộ không có gì mới so với nội dung trả lời đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn Thủ tướng: “Vì sao Chính phủ nhất quyết theo đuổi dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, thậm chí đưa vào dự thảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 để trình Đại hội Đảng, mặc dù tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, đa số đại biểu Quốc hội không đồng tình và không biểu quyết thông qua dự án này?”.
Được Thủ tướng ủy quyền, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng trả lời, trên cơ sở đánh giá của Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội và phản hồi của dư luận cử tri cả nước đối với dự án, “Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cả nước cũng như các vùng miền và tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn về đường sắt cao tốc ở Việt Nam, lập dự án ở một số đoạn, để phục vụ cho công tác quy hoạch, cũng như báo cáo Quốc hội nếu như dự án khả thi”.
Văn bản trả lời cũng nêu rõ, do báo cáo tiền khả thi trình Quốc hội (tại kỳ họp thứ bảy - PV) chưa cung cấp được những thông tin, cơ sở cần thiết để Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư, nên gần đây “Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật (vốn ODA không hoàn lại) của Chính phủ Nhật bản để nghiên cứu khả thi một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc”.
Hiện, các bộ liên quan đang làm việc với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để đàm phán, thống nhất nội dung, tiến độ và cách thức tiến hành nghiên cứu dự án theo quy định, văn bản nêu rõ.
Mục đích của khoản hỗ trợ không hoàn lại của nhà tài trợ, theo giải thích của Bộ Giao thông Vận tải, là dùng để lập dự án nghiên cứu khả thi nhằm làm rõ hơn những vấn đề mà Quốc hội đang quan tâm mà báo cáo tiền khả thi trước đây với khuôn khổ hạn hẹp chưa đề cập tới hoặc chưa làm rõ được.
Nghiên cứu này cung cấp thêm nhiều thông tin phương án triển khai khả thi đối với kế hoạch xây dựng đường sắt ở Việt Nam trong tương lai, sẽ đề cập sâu hơn tới giải pháp công nghệ, xác định tương đối chính xác về hiệu quả kinh tế, về đánh giá tác động môi trường, tác động kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.
Theo quan điểm của Bộ trưởng, dự thảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 trình Đại hội Đảng có đề cập đến việc phát triển đường sắt cao tốc “là phù hợp” với kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2050.
Cũng liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Phạm Xuân Thường chất vấn thông tin Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục khởi động việc lập dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc. Thông tin trên có đúng không, nếu đúng thì dựa trên cơ sở pháp lý, kinh tế, xã hội nào để Bộ tiếp tục đề xuất khởi động dự án?.
Phần trả lời của Bộ không có gì mới so với nội dung trả lời đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.