Tiết lộ “kỹ nghệ” đóng thuế của Apple
Năm tài khóa 2012, Apple chỉ đóng có 713 triệu USD tiền thuế cho tổng lợi nhuận 36,8 tỷ USD từ nước ngoài
Hãng tin AP sáng nay (5/11) cho biết, Apple chỉ phải chi trả có 1,9% thuế doanh nghiệp cho những khoản lợi nhuận kếch xù từ nước ngoái, lên tới hàng chục tỷ USD.
Cụ thể, theo hồ sơ tài chính mà Apple đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ được AP trích dẫn, công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới đã trả 713 triệu tiền thuế cho 36,8 tỷ USD tổng lợi nhuận trước thuế từ nước ngoài trong năm tài khóa kết thúc ngày 29/9.
Doanh thu từ nước ngoài của Apple đã tăng 53% so với năm tài khóa 2011, trong khi mức thuế mà hãng sản xuất điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad này phải đóng trong năm ngoái là 2,5%.
Theo AP, “quả táo khuyết” có thể phải đóng thuế lợi nhuận nhiều hơn đối với quốc gia mà họ bán sản phẩm, song hãng này đã tối thiểu hóa khoản thuế phải nộp bằng cách sử dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau, nhằm chuyển lợi nhuận sang các nước có mức thuế thấp.
AP cho biết, không chỉ Apple, nhiều công ty đa quốc gia khác cũng đang sử dụng “kỹ nghệ” đóng thuế kiểu này, và chúng đều hợp pháp. Còn theo hãng tin BBC, Apple là công ty mới nhất được phát hiện trong những tuần gần đây là đóng thuế với mức thuế suất thấp ở nước ngoài, sau Starbucks, Facebook và Google.
Hồi tháng 4 năm nay, tờ New York Times đã đăng bài viết nói về chiến lược né thuế tinh vi của Apple tại Mỹ và trên thế giới. Theo báo này, năm 2006, khi cổ phiếu của Apple bắt đầu tăng vọt, các quan chức của hãng đã lập một chi nhánh mang tên Braeburn Capital ở thành phố Reno, Nevada.
Braeburn Capital, có chức năng quản lý và đầu tư tiền mặt của Apple nhưng chỉ có vài chục nhân viên. Lý do Apple chọn Reno làm nơi đặt chi nhánh này là bởi, mức thuế doanh nghiệp ở Nevada chỉ là 0%, trong khi tại bang California, nơi Apple đặt trụ sở, là 8,84%.
Theo đó, khi một khách hàng ở Mỹ mua một sản phẩm của Apple, một phần lợi nhuận từ thương vụ sẽ được chuyển vào các tài khoản do Braeburn Capital quản lý. Braeburn Capital sau đó dùng số tiền này đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.
Và khi các khoản đầu tư này sinh ra lợi nhuận cho Apple, cơ quan thuế California không thể thu thuế của Apple bởi địa chỉ của Braeburn Capital là ở Nevada. Kể từ khi thành lập Braeburn Capital, Apple đã kiếm hơn 2,5 tỷ USD từ tiền lãi và cổ tức thu được từ dự trữ tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính toàn cầu.
Như vậy, theo tờ New York Times, văn phòng của Apple ở Reno có chức năng giúp tập đoàn này tránh thuế các bang tại Mỹ. Tuy nhiên, việc mở văn phòng tại Reno mới chỉ là một trong số rất nhiều thủ thuật hợp pháp mà công ty này đang sử dụng để tránh hàng tỷ USD thuế thu nhập mà họ phải chịu mỗi năm trên toàn thế giới.
Tương tự như tại Nevada, Apple đã mở nhiều văn phòng tại những “thiên đường” về thuế như Ireland, Hà Lan, Luxembourg, British Virgin Islands.
New York Times dẫn chứng chi nhánh của Apple ở Luxembourg là iTunes S.à.r.L. Khi các khách hàng ở châu Âu, châu Phi, Trung Đông... tải một bản nhạc hoặc chương trình tivi từ iTunes, thương vụ đó được ghi cho Luxembourg. Năm 2011, doanh thu của iTunes S.à.r.L đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 20% doanh số iTunes toàn thế giới.
Cũng như chi nhánh ở Reno, mức thuế ở Luxembourg cũng rất có lợi cho Apple. Chính phủ Luxembourg cam kết chỉ thu thuế của Apple và các công ty công nghệ khác ở mức thấp nếu những tập đoàn này đưa các giao dịch qua Luxembourg.
“Chúng tôi mở văn phòng ở Luxembourg bởi họ có chính sách thuế rất hấp dẫn”, Robert Hatta, người từng chịu trách nhiệm marketing và bán hàng cho mảng iTunes của Apple tại thị trường châu Âu cho đến năm 2007 tiết lộ với báo New York Times.
“Các nội dung được tải không giống như sắt thép hay máy cày bởi bạn không thể sờ thấy nó. Thế nên cho dù máy tính của khách hàng ở Pháp hay Anh cũng không ảnh hưởng gì. Nếu bạn mua chương trình đó từ Luxembourg thì đó là giao dịch liên quan đến Luxembourg”, Hatta nói thêm.
Hay như tại Ireland, từ thập niên 1980, Apple đã thành lập hai chi nhánh ở đây là Apple Operations International và Apple Sales International. Chính phủ Ireland ưu đãi thuế cho Apple, nhưng lợi ích thật sự ở đây là Apple có thể chuyển tiền thu được từ bản quyền các phần mềm phát triển ở California sang Ireland.
Đây là một thao tác rất đơn giản trong nội bộ Apple nhưng kết quả nó đem lại đó là một khoản lợi nhuận khổng lồ bởi mức thuế suất tại Irenaldn chỉ xấp xỉ 12,5%, thay vì mức 35% tại Mỹ. Chính vì vậy từ năm 2004, Ireland đã là nơi đóng góp hơn một phần ba doanh thu toàn cầu của Apple.
Không chỉ có thế, qua chi nhánh Ireland, Apple cũng chuyển lợi nhuận sang các công ty không chịu thuế ở vùng Caribbean, đặc biệt là quần đảo "thiên đường thuế" Virgin. Nhờ hiệp ước giữa Ireland và các quốc gia châu Âu, Apple tha hồ chuyển lợi nhuận qua Hà Lan mà không hề bị đánh thuế.
Cụ thể, theo hồ sơ tài chính mà Apple đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ được AP trích dẫn, công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới đã trả 713 triệu tiền thuế cho 36,8 tỷ USD tổng lợi nhuận trước thuế từ nước ngoài trong năm tài khóa kết thúc ngày 29/9.
Doanh thu từ nước ngoài của Apple đã tăng 53% so với năm tài khóa 2011, trong khi mức thuế mà hãng sản xuất điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad này phải đóng trong năm ngoái là 2,5%.
Theo AP, “quả táo khuyết” có thể phải đóng thuế lợi nhuận nhiều hơn đối với quốc gia mà họ bán sản phẩm, song hãng này đã tối thiểu hóa khoản thuế phải nộp bằng cách sử dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau, nhằm chuyển lợi nhuận sang các nước có mức thuế thấp.
AP cho biết, không chỉ Apple, nhiều công ty đa quốc gia khác cũng đang sử dụng “kỹ nghệ” đóng thuế kiểu này, và chúng đều hợp pháp. Còn theo hãng tin BBC, Apple là công ty mới nhất được phát hiện trong những tuần gần đây là đóng thuế với mức thuế suất thấp ở nước ngoài, sau Starbucks, Facebook và Google.
Hồi tháng 4 năm nay, tờ New York Times đã đăng bài viết nói về chiến lược né thuế tinh vi của Apple tại Mỹ và trên thế giới. Theo báo này, năm 2006, khi cổ phiếu của Apple bắt đầu tăng vọt, các quan chức của hãng đã lập một chi nhánh mang tên Braeburn Capital ở thành phố Reno, Nevada.
Braeburn Capital, có chức năng quản lý và đầu tư tiền mặt của Apple nhưng chỉ có vài chục nhân viên. Lý do Apple chọn Reno làm nơi đặt chi nhánh này là bởi, mức thuế doanh nghiệp ở Nevada chỉ là 0%, trong khi tại bang California, nơi Apple đặt trụ sở, là 8,84%.
Theo đó, khi một khách hàng ở Mỹ mua một sản phẩm của Apple, một phần lợi nhuận từ thương vụ sẽ được chuyển vào các tài khoản do Braeburn Capital quản lý. Braeburn Capital sau đó dùng số tiền này đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.
Và khi các khoản đầu tư này sinh ra lợi nhuận cho Apple, cơ quan thuế California không thể thu thuế của Apple bởi địa chỉ của Braeburn Capital là ở Nevada. Kể từ khi thành lập Braeburn Capital, Apple đã kiếm hơn 2,5 tỷ USD từ tiền lãi và cổ tức thu được từ dự trữ tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính toàn cầu.
Như vậy, theo tờ New York Times, văn phòng của Apple ở Reno có chức năng giúp tập đoàn này tránh thuế các bang tại Mỹ. Tuy nhiên, việc mở văn phòng tại Reno mới chỉ là một trong số rất nhiều thủ thuật hợp pháp mà công ty này đang sử dụng để tránh hàng tỷ USD thuế thu nhập mà họ phải chịu mỗi năm trên toàn thế giới.
Tương tự như tại Nevada, Apple đã mở nhiều văn phòng tại những “thiên đường” về thuế như Ireland, Hà Lan, Luxembourg, British Virgin Islands.
New York Times dẫn chứng chi nhánh của Apple ở Luxembourg là iTunes S.à.r.L. Khi các khách hàng ở châu Âu, châu Phi, Trung Đông... tải một bản nhạc hoặc chương trình tivi từ iTunes, thương vụ đó được ghi cho Luxembourg. Năm 2011, doanh thu của iTunes S.à.r.L đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 20% doanh số iTunes toàn thế giới.
Cũng như chi nhánh ở Reno, mức thuế ở Luxembourg cũng rất có lợi cho Apple. Chính phủ Luxembourg cam kết chỉ thu thuế của Apple và các công ty công nghệ khác ở mức thấp nếu những tập đoàn này đưa các giao dịch qua Luxembourg.
“Chúng tôi mở văn phòng ở Luxembourg bởi họ có chính sách thuế rất hấp dẫn”, Robert Hatta, người từng chịu trách nhiệm marketing và bán hàng cho mảng iTunes của Apple tại thị trường châu Âu cho đến năm 2007 tiết lộ với báo New York Times.
“Các nội dung được tải không giống như sắt thép hay máy cày bởi bạn không thể sờ thấy nó. Thế nên cho dù máy tính của khách hàng ở Pháp hay Anh cũng không ảnh hưởng gì. Nếu bạn mua chương trình đó từ Luxembourg thì đó là giao dịch liên quan đến Luxembourg”, Hatta nói thêm.
Hay như tại Ireland, từ thập niên 1980, Apple đã thành lập hai chi nhánh ở đây là Apple Operations International và Apple Sales International. Chính phủ Ireland ưu đãi thuế cho Apple, nhưng lợi ích thật sự ở đây là Apple có thể chuyển tiền thu được từ bản quyền các phần mềm phát triển ở California sang Ireland.
Đây là một thao tác rất đơn giản trong nội bộ Apple nhưng kết quả nó đem lại đó là một khoản lợi nhuận khổng lồ bởi mức thuế suất tại Irenaldn chỉ xấp xỉ 12,5%, thay vì mức 35% tại Mỹ. Chính vì vậy từ năm 2004, Ireland đã là nơi đóng góp hơn một phần ba doanh thu toàn cầu của Apple.
Không chỉ có thế, qua chi nhánh Ireland, Apple cũng chuyển lợi nhuận sang các công ty không chịu thuế ở vùng Caribbean, đặc biệt là quần đảo "thiên đường thuế" Virgin. Nhờ hiệp ước giữa Ireland và các quốc gia châu Âu, Apple tha hồ chuyển lợi nhuận qua Hà Lan mà không hề bị đánh thuế.