Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Nga: Hơn 200 triệu USD được ký kết
Hơn 215 triệu USD giá trị hợp đồng đã được ký kết trực tiếp ngay tại Triển lãm lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên bang Nga 2009
Hơn 215 triệu USD giá trị hợp đồng đã được ký kết trực tiếp ngay tại Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên bang Nga 2009, vừa diễn ra tại Trung tâm Expo Center, Mátxcơva.
Theo ban tổ chức, sau bốn ngày diễn ra Triển lãm, tổng số có hơn 1000 giao dịch đã được thực hiện, trong đó có khoảng 300 giao dịch có khả năng tiến tới ký kết hợp đồng sau khi triển lãm kết thúc. Riêng tổng giá trị hợp đồng được ký kết ngay tại triển lãm thì mặt hàng thủy sản chiếm 60%; nông sản, thực phẩm chiếm 30%, thủ công mỹ nghệ và mặt hàng khác chiếm 10%.
Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên bang Nga 2009 - sự kiện xúc tiến thương mại được coi là lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Nga, do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, đã thu hút 80 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày hàng hóa đến từ 17 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nông lâm thủy sản chiếm khoảng 50%, tiếp theo là nhóm doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; gốm sứ vật liệu xây dựng; dệt may - da giày...
Ngoài ra, còn có hơn 50 doanh nghiệp đi theo đoàn của các tỉnh, thành phố, sau khi tham gia các hoạt động của triển lãm đã kết hợp tiến hành một số hoạt động khác tại Matxcơva và các địa phương Liên bang Nga, các nước lân cận.
Bên lề Triển lãm cũng đã diễn ra hội thảo “Việt Nam - cơ hội thương mại, đầu tư nông lâm thủy sản”, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đã tham gia trao đổi, thảo luận, giúp các doanh nghiệp Nga và quốc tế tìm hiểu chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Triển lãm hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Nga lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Liên bang Nga, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga và các nước lân cận.
Đặc biệt, qua triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu, năng lực xuất khẩu của mình, duy trì được quan hệ với các khách hàng truyền thống trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời, nắm bắt được xu hướng, mẫu mã, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của thị trường Nga trong thời điểm hiện nay.
Theo ban tổ chức, sau bốn ngày diễn ra Triển lãm, tổng số có hơn 1000 giao dịch đã được thực hiện, trong đó có khoảng 300 giao dịch có khả năng tiến tới ký kết hợp đồng sau khi triển lãm kết thúc. Riêng tổng giá trị hợp đồng được ký kết ngay tại triển lãm thì mặt hàng thủy sản chiếm 60%; nông sản, thực phẩm chiếm 30%, thủ công mỹ nghệ và mặt hàng khác chiếm 10%.
Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên bang Nga 2009 - sự kiện xúc tiến thương mại được coi là lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Nga, do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, đã thu hút 80 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày hàng hóa đến từ 17 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nông lâm thủy sản chiếm khoảng 50%, tiếp theo là nhóm doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; gốm sứ vật liệu xây dựng; dệt may - da giày...
Ngoài ra, còn có hơn 50 doanh nghiệp đi theo đoàn của các tỉnh, thành phố, sau khi tham gia các hoạt động của triển lãm đã kết hợp tiến hành một số hoạt động khác tại Matxcơva và các địa phương Liên bang Nga, các nước lân cận.
Bên lề Triển lãm cũng đã diễn ra hội thảo “Việt Nam - cơ hội thương mại, đầu tư nông lâm thủy sản”, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đã tham gia trao đổi, thảo luận, giúp các doanh nghiệp Nga và quốc tế tìm hiểu chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Triển lãm hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Nga lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Liên bang Nga, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga và các nước lân cận.
Đặc biệt, qua triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu, năng lực xuất khẩu của mình, duy trì được quan hệ với các khách hàng truyền thống trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời, nắm bắt được xu hướng, mẫu mã, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của thị trường Nga trong thời điểm hiện nay.