Triều Tiên đe Mỹ “trả giá kép” nếu bị siết trừng phạt
Triều Tiên “đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Mỹ với sự cảnh giác cao”
Bình Nhưỡng ngày 11/9 cảnh báo sẽ đáp trả nếu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua đề xuất tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đề xuất sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và mạnh nhất từ trước đến nay của nước này.
Triều Tiên “đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Mỹ với sự cảnh giác cao”, hãng tin Bloomberg dẫn một bản tin của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA.
“Trong trường hợp Mỹ thông qua được một ‘nghị quyết’ bất hợp pháp gồm các biện pháp trừng phạt tăng cường, Triều Tiên sẽ đảm bảo chắc chắn rằng Mỹ phải trả giá kép”, bản tin có đoạn viết.
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng vào ngày thứ Hai (11/9). Dự thảo này được Mỹ đưa ra sau khi những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Triều Tiên cho thấy nước này đang tiến dần tới khả năng có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Cuối tuần rồi, nhân dịp Quốc khánh Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã mở một buổi tiệc lớn để khen ngợi các nhà khoa học và kỹ sư đứng đằng sau vụ thử hôm 3/9 - vụ thử mà Triều Tiên nói là thử bom nhiệt hạch.
Nghị quyết siết trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đề xuất, với sự ủng hộ của Hàn Quốc và Nhật Bản, kêu gọi cấm vận dầu lửa, cấm hàng dệt may xuất khẩu, và cấm sử dụng công nhân xuất khẩu của Triều Tiên. Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Để được thực thi, nghị quyết phải được thông qua bởi toàn bộ 15 thành viên Hội đồng Bảo an. Hiện chưa rõ liệu nghị quyết có được thông qua hay không. Trung Quốc và Nga, hai nước có quyền phủ quyết, đã bày tỏ quan điểm không muốn tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng, và thay vào đó muốn các bên ngồi vào bàn đàm phán để tìm giải pháp ngoại giao.
Theo nguồn tin ngoại giao, Mỹ sẵn sàng chấp nhận nghị quyết trên bị phủ quyết, thay vì chứng kiến đề xuất của mình bị bác bỏ từ trước khi đưa ra bỏ phiếu.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên sẽ không mang lại kết quả. Về phần mình, Trung Quốc lo việc cấm vận dầu lửa sẽ dẫn tới bất ổn chính trị xảy ra ở Triều Tiên. Trung Quốc hiện là đồng minh lớn duy nhất và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đồng thời là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho nước này.
Cũng trong tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói sẽ ủng hộ việc Liên hiệp quốc có thêm hành động với Triều Tiên nếu việc đó giúp khởi động lại cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng. Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể nhất trí cấm vận dầu lửa một phần hoặc tạm thời đối với Triều Tiên.
Hãng thông tấn Kyodo ngày 10/9 dẫn nguồn tin không tiết lộ danh tính nói các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã bắt đầu dừng giao dịch qua các tài khoản do người Triều Tiên đứng tên. Các chi nhánh gần Triều Tiên của ít nhất 3 ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cũng đã cấm người Triều Tiên mở tài khoản, theo Kyodo.
Triều Tiên “đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Mỹ với sự cảnh giác cao”, hãng tin Bloomberg dẫn một bản tin của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA.
“Trong trường hợp Mỹ thông qua được một ‘nghị quyết’ bất hợp pháp gồm các biện pháp trừng phạt tăng cường, Triều Tiên sẽ đảm bảo chắc chắn rằng Mỹ phải trả giá kép”, bản tin có đoạn viết.
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng vào ngày thứ Hai (11/9). Dự thảo này được Mỹ đưa ra sau khi những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Triều Tiên cho thấy nước này đang tiến dần tới khả năng có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Cuối tuần rồi, nhân dịp Quốc khánh Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã mở một buổi tiệc lớn để khen ngợi các nhà khoa học và kỹ sư đứng đằng sau vụ thử hôm 3/9 - vụ thử mà Triều Tiên nói là thử bom nhiệt hạch.
Nghị quyết siết trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đề xuất, với sự ủng hộ của Hàn Quốc và Nhật Bản, kêu gọi cấm vận dầu lửa, cấm hàng dệt may xuất khẩu, và cấm sử dụng công nhân xuất khẩu của Triều Tiên. Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Để được thực thi, nghị quyết phải được thông qua bởi toàn bộ 15 thành viên Hội đồng Bảo an. Hiện chưa rõ liệu nghị quyết có được thông qua hay không. Trung Quốc và Nga, hai nước có quyền phủ quyết, đã bày tỏ quan điểm không muốn tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng, và thay vào đó muốn các bên ngồi vào bàn đàm phán để tìm giải pháp ngoại giao.
Theo nguồn tin ngoại giao, Mỹ sẵn sàng chấp nhận nghị quyết trên bị phủ quyết, thay vì chứng kiến đề xuất của mình bị bác bỏ từ trước khi đưa ra bỏ phiếu.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên sẽ không mang lại kết quả. Về phần mình, Trung Quốc lo việc cấm vận dầu lửa sẽ dẫn tới bất ổn chính trị xảy ra ở Triều Tiên. Trung Quốc hiện là đồng minh lớn duy nhất và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đồng thời là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho nước này.
Cũng trong tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói sẽ ủng hộ việc Liên hiệp quốc có thêm hành động với Triều Tiên nếu việc đó giúp khởi động lại cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng. Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể nhất trí cấm vận dầu lửa một phần hoặc tạm thời đối với Triều Tiên.
Hãng thông tấn Kyodo ngày 10/9 dẫn nguồn tin không tiết lộ danh tính nói các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã bắt đầu dừng giao dịch qua các tài khoản do người Triều Tiên đứng tên. Các chi nhánh gần Triều Tiên của ít nhất 3 ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cũng đã cấm người Triều Tiên mở tài khoản, theo Kyodo.