Trung Quốc đặt thời hạn dùng xăng ethanol trên toàn quốc
Một đòn nữa giáng vào các hãng dầu lửa sau khi Trung Quốc tính cấm bán xe chạy xăng, dầu
Bắc Kinh vừa công bố kế hoạch đến năm 2020 sẽ sử dụng xăng ethanol trên toàn quốc - truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn một tài liệu của Chính phủ cho biết. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới thúc đẩy nhu cầu công nghiệp đối với ngô và cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí.
Theo tin từ Reuters, đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc đặt thời hạn cụ thể cho việc sử dụng xăng sinh học E10, loại có chứa 10% chiết xuất từ ngô.
Trung Quốc dự định sẽ yêu cầu một lượng tối thiểu xăng sinh học phải được pha vào nhiên liệu sử dụng cho ôtô trên toàn quốc, và mức pha sẽ được thiết lập theo từng tỉnh. Quy định này tương tự như cách làm của Mỹ và Brazil.
“Thông tin này nhìn chung đã thúc đẩy niềm tin vào ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học”, nhà phân tích Machael Mao thuộc công y Sublime China Information nhận định. Theo ông Mao, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, xăng ethanol khó tồn tại được trên thị trường ở Trung Quốc vì quá đắt.
Giá cổ phiếu của các công ty xăng sinh học ở Trung Quốc tăng mạnh sau thông tin trên, với cổ phiếu công ty Shandong Longlive Bio-Technology tăng 10%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất trong gần hai năm; cổ phiếu COFCO Biochemical Anhui tăng 6%.
Nỗ lực mới của Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nhằm thúc đẩy ngành nhiên liệu sinh học còn non trẻ của nước này sẽ là một đòn mới giáng vào các hãng dầu lửa lớn. Hôm thứ Bảy tuần trước, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bắt đầu nghiên cứu thời điểm cấm sản xuất và bán các loại ôtô chạy nhiên liệu hóa thạch gồm xăng, dầu truyền thống.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố muốn tăng gấp đôi sản lượng xăng sinh học vào năm 2020, trong bối cảnh đối mặc sức ép ngày càng lớn phải sử dụng lượng ngô khổng lồ đang chứa trong các nhà kho quốc gia.
Trung Quốc đã xây dựng dự trữ ngô quốc gia với khối lượng khoảng 200 triệu tấn, tương đương với nhu cầu sử dụng trong 1 năm. Số ngô này được tích lũy qua một chương trình thu mua ngô nhằm hỗ trợ nông dân, hiện đã kết thúc.
Hãng thông tấn Tân hoa xã nói Chính phủ Trung Quốc muốn xây dựng một vùng sản xuất xăng ethanol ở phía Đông Bắc, cũng là khu vực trồng ngô chính của nước này, nhưng không nói chi tiết cụ thể.
“Các chuyên gia đã đề xuất mở rộng sản xuất và tiêu thụ ethanol để cân bằng cung-cầu ngô và sử dụng hiệu quả lượng ngô tồn kho”, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc phát biểu.
Mức độ sử dụng nhiên liệu tái sinh của Trung Quốc vẫn còn thấp so với thế giới, với chỉ khoảng 3 triệu tấn được sử dụng trong năm 2016, chiếm chưa đầy 1% tổng lượng nhiên liệu được tiêu thụ - theo lời vị quan chức.
Trong bản báo cáo, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu từ năm 2025 sẽ sản xuất quy mô lớn các loại nhiên liệu sinh học từ cỏ, thân cây, và phế liệu mùa màng…
Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn thứ ba thế giới, với sản lượng khoảng 2,1 triệu tấn mỗi năm, nhưng vẫn còn thua xa hai nước dẫn đầu trong lĩnh vực này là Brazil và Mỹ.
Theo tin từ Reuters, đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc đặt thời hạn cụ thể cho việc sử dụng xăng sinh học E10, loại có chứa 10% chiết xuất từ ngô.
Trung Quốc dự định sẽ yêu cầu một lượng tối thiểu xăng sinh học phải được pha vào nhiên liệu sử dụng cho ôtô trên toàn quốc, và mức pha sẽ được thiết lập theo từng tỉnh. Quy định này tương tự như cách làm của Mỹ và Brazil.
“Thông tin này nhìn chung đã thúc đẩy niềm tin vào ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học”, nhà phân tích Machael Mao thuộc công y Sublime China Information nhận định. Theo ông Mao, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, xăng ethanol khó tồn tại được trên thị trường ở Trung Quốc vì quá đắt.
Giá cổ phiếu của các công ty xăng sinh học ở Trung Quốc tăng mạnh sau thông tin trên, với cổ phiếu công ty Shandong Longlive Bio-Technology tăng 10%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất trong gần hai năm; cổ phiếu COFCO Biochemical Anhui tăng 6%.
Nỗ lực mới của Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nhằm thúc đẩy ngành nhiên liệu sinh học còn non trẻ của nước này sẽ là một đòn mới giáng vào các hãng dầu lửa lớn. Hôm thứ Bảy tuần trước, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bắt đầu nghiên cứu thời điểm cấm sản xuất và bán các loại ôtô chạy nhiên liệu hóa thạch gồm xăng, dầu truyền thống.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố muốn tăng gấp đôi sản lượng xăng sinh học vào năm 2020, trong bối cảnh đối mặc sức ép ngày càng lớn phải sử dụng lượng ngô khổng lồ đang chứa trong các nhà kho quốc gia.
Trung Quốc đã xây dựng dự trữ ngô quốc gia với khối lượng khoảng 200 triệu tấn, tương đương với nhu cầu sử dụng trong 1 năm. Số ngô này được tích lũy qua một chương trình thu mua ngô nhằm hỗ trợ nông dân, hiện đã kết thúc.
Hãng thông tấn Tân hoa xã nói Chính phủ Trung Quốc muốn xây dựng một vùng sản xuất xăng ethanol ở phía Đông Bắc, cũng là khu vực trồng ngô chính của nước này, nhưng không nói chi tiết cụ thể.
“Các chuyên gia đã đề xuất mở rộng sản xuất và tiêu thụ ethanol để cân bằng cung-cầu ngô và sử dụng hiệu quả lượng ngô tồn kho”, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc phát biểu.
Mức độ sử dụng nhiên liệu tái sinh của Trung Quốc vẫn còn thấp so với thế giới, với chỉ khoảng 3 triệu tấn được sử dụng trong năm 2016, chiếm chưa đầy 1% tổng lượng nhiên liệu được tiêu thụ - theo lời vị quan chức.
Trong bản báo cáo, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu từ năm 2025 sẽ sản xuất quy mô lớn các loại nhiên liệu sinh học từ cỏ, thân cây, và phế liệu mùa màng…
Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn thứ ba thế giới, với sản lượng khoảng 2,1 triệu tấn mỗi năm, nhưng vẫn còn thua xa hai nước dẫn đầu trong lĩnh vực này là Brazil và Mỹ.