Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy
Chỉ số giá cá toàn cầu, một thước đo về giá của các loại thủy hải sản được đánh bắt và nuôi trồng, đã lên tới mức kỷ lục
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Báo Financial Times dẫn số liệu từ Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá cá toàn cầu, một thước đo về giá của các loại thủy hải sản được đánh bắt và nuôi trồng, đã lên tới mức cao kỷ lục vào tháng 5 vừa rồi, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời phá vỡ đỉnh cũ thiết lập vào giữa năm 2011.
“Trong những tháng tới, nguồn cung hạn chế của những loài hải sản quan trọng có thể sẽ tiếp tục đẩy giá cá toàn cầu tăng”, FAO cảnh báo.
Những thay đổi trong thực đơn hàng ngày của người Trung Quốc đã đẩy nhu cầu các loại ngũ cốc và thức ăn cho gia súc trên thị trường toàn cầu tăng mạnh. Chỉ số giá cá của FAO cho thấy, một xu hướng tương tự đang diễn ra trong ngành thủy sản, nơi tổng giá trị giao dịch có thể đạt mức 130 tỷ USD trong năm nay.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có sản lượng cá rô phi nuôi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nước nay đang nhập khẩu ngày càng nhiều những loại cá khác như cá hồi và các và những loại thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc…
Theo FAO, lượng tiêu thụ hàu ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 20% mỗi năm, khiến giá loại hải sản này ở Trung Quốc ngày càng đắt đỏ và nguồn cung tại các khu vực khác bị thắt chặt thêm.
Giá hàu thế giới đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 3 năm qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Nguồn cung hàu từ Pháp hiện đang ở mức thấp do một loại virus khiến những con hàu bị chết từ lúc còn nhỏ.
Ông Richard Haward, một người nuôi hàu ở vùng Essex của nước Anh cho biết: “Nhu cầu hàu từ Hồng Kông và Trung Quốc, cùng với sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu, đã đẩy giá tăng”.
FAO cho rằng, quá trình đô thị hóa và sự phát triển của hệ thống siêu thị đã thúc đẩy lượng tiêu thụ hải sản gia tăng ở các thị trường mới nổi nói chung, trong đó có Trung Quốc. Ông Audun Lem, một chuyên gia về thủy hải sản ở FAO, cho biết: “Sự phát triển sản phẩm, bao gồm các loại thực phẩm chế biến sẵn và cá fillet đã làm sạch thực sự đã thúc đẩy tiêu thụ thủy hải sản”.
Sự gia tăng trong nhu cầu hải sản của châu Á diễn ra cùng lúc với tình trạng suy giảm nguồn cung của nhiều loài thủy sản chủ chốt do bệnh dịch và chi phí thức ăn ngày càng cao trong nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Giá của cá ngừ, một trong những loài cá được giao dịch nhiều nhất, đã tăng 12% trong vòng 1 năm trở lại đây, lên mức cao kỷ lục, do nhu cầu mạnh từ các nhà chế biến các món ăn Nhật như sashimi và sushi, cũng như từ các công ty sản xuất cá hộp. Trong khi đó, lượng đánh bắt cá ngừ lại giảm đi.
Giá tôm, một loại thủy hải sản quan trọng khác, đã tăng 22% trong năm qua do nguồn cung suy giảm trong bối cảnh các trang trại nuôi tôm ở Đông Nam Á bị bệnh dịch tấn công. Lượng tôm đánh bắt tự nhiên cũng giảm xuống.
Đặc biệt, giá cá hồi đã tăng 27% trong 1 năm qua, nhưng vẫn chưa chạm tới mức kỷ lục đã thiết lập trước đây.
Giá thủy hải sản nuôi trồng hiện vẫn đang ở mức cao do chi phí thức ăn cao kỷ lục. Nguyên nhân là vì nguồn cung cá trống - loại cá được sử dụng để làm thức ăn để nuôi thủy hải sản - sụt giảm mạnh.
Báo Financial Times dẫn số liệu từ Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá cá toàn cầu, một thước đo về giá của các loại thủy hải sản được đánh bắt và nuôi trồng, đã lên tới mức cao kỷ lục vào tháng 5 vừa rồi, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời phá vỡ đỉnh cũ thiết lập vào giữa năm 2011.
“Trong những tháng tới, nguồn cung hạn chế của những loài hải sản quan trọng có thể sẽ tiếp tục đẩy giá cá toàn cầu tăng”, FAO cảnh báo.
Những thay đổi trong thực đơn hàng ngày của người Trung Quốc đã đẩy nhu cầu các loại ngũ cốc và thức ăn cho gia súc trên thị trường toàn cầu tăng mạnh. Chỉ số giá cá của FAO cho thấy, một xu hướng tương tự đang diễn ra trong ngành thủy sản, nơi tổng giá trị giao dịch có thể đạt mức 130 tỷ USD trong năm nay.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có sản lượng cá rô phi nuôi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nước nay đang nhập khẩu ngày càng nhiều những loại cá khác như cá hồi và các và những loại thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc…
Theo FAO, lượng tiêu thụ hàu ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 20% mỗi năm, khiến giá loại hải sản này ở Trung Quốc ngày càng đắt đỏ và nguồn cung tại các khu vực khác bị thắt chặt thêm.
Giá hàu thế giới đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 3 năm qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Nguồn cung hàu từ Pháp hiện đang ở mức thấp do một loại virus khiến những con hàu bị chết từ lúc còn nhỏ.
Ông Richard Haward, một người nuôi hàu ở vùng Essex của nước Anh cho biết: “Nhu cầu hàu từ Hồng Kông và Trung Quốc, cùng với sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu, đã đẩy giá tăng”.
FAO cho rằng, quá trình đô thị hóa và sự phát triển của hệ thống siêu thị đã thúc đẩy lượng tiêu thụ hải sản gia tăng ở các thị trường mới nổi nói chung, trong đó có Trung Quốc. Ông Audun Lem, một chuyên gia về thủy hải sản ở FAO, cho biết: “Sự phát triển sản phẩm, bao gồm các loại thực phẩm chế biến sẵn và cá fillet đã làm sạch thực sự đã thúc đẩy tiêu thụ thủy hải sản”.
Sự gia tăng trong nhu cầu hải sản của châu Á diễn ra cùng lúc với tình trạng suy giảm nguồn cung của nhiều loài thủy sản chủ chốt do bệnh dịch và chi phí thức ăn ngày càng cao trong nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Giá của cá ngừ, một trong những loài cá được giao dịch nhiều nhất, đã tăng 12% trong vòng 1 năm trở lại đây, lên mức cao kỷ lục, do nhu cầu mạnh từ các nhà chế biến các món ăn Nhật như sashimi và sushi, cũng như từ các công ty sản xuất cá hộp. Trong khi đó, lượng đánh bắt cá ngừ lại giảm đi.
Giá tôm, một loại thủy hải sản quan trọng khác, đã tăng 22% trong năm qua do nguồn cung suy giảm trong bối cảnh các trang trại nuôi tôm ở Đông Nam Á bị bệnh dịch tấn công. Lượng tôm đánh bắt tự nhiên cũng giảm xuống.
Đặc biệt, giá cá hồi đã tăng 27% trong 1 năm qua, nhưng vẫn chưa chạm tới mức kỷ lục đã thiết lập trước đây.
Giá thủy hải sản nuôi trồng hiện vẫn đang ở mức cao do chi phí thức ăn cao kỷ lục. Nguyên nhân là vì nguồn cung cá trống - loại cá được sử dụng để làm thức ăn để nuôi thủy hải sản - sụt giảm mạnh.