Trung Quốc xóa bài viết về ông Tập và Panama Papers
Đây là một bài viết có nội dung nói rằng ông Tập không việc gì phải ngại những thông tin được tiết lộ trong vụ Panama Papers
Các nhà kiểm duyệt Internet Trung Quốc đã lọc bỏ một bài viết không đề tên tác giả đăng trên một cổng thông tin của nước này với nội dung bảo vệ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc người thân của ông liên quan đến vụ Panama Papers.
Động thái gỡ bỏ bài viết này cho thấy sự nhạy cảm quanh việc bàn về tài sản của các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là bài viết có tựa đề “Liệu Tập Chủ tịch có quản lý tốt con cái và người thân?”. Nội dung bài viết lập luận rằng ông Tập không có gì phải ngại những thông tin được tiết lộ trong những tài liệu bị rò rỉ từ Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama.
Từ một trang tin trực tuyến ban đầu là Jiemian có trụ sở ở Thượng Hải, bài viết đã được đăng lại trên nhiều trang khác và lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, bài viết đã hoàn toàn biến mất.
“Hồ sơ Panama không hề vén màn bất kỳ bất lợi thực sự nào đối với Tập Chủ tịch, mà thay vào đó cho thấy ông Tập đã bắt đầu quản lý người thân từ nhiều năm trước vụ rò rỉ và đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát”, bài viết nhận định. Bài viết được đăng vào thời điểm 17h ngày thứ Ba cũng nói: “Chẳng có nghĩa lý gì khi dùng hồ sơ Panama để chỉ trích Tập Chủ tịch”.
Việc loại bỏ bài viết phản ánh mối lo của Bắc Kinh về bất kỳ thông tin nào có thể làm lung lay quyền lực của ông Tập Cận Bình trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị có sự thay đổi nhân sự cao cấp trong đảng vào năm tới. Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, nhưng đồng thời cũng đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ.
Các nhà kiểm duyệt Internet của Trung Quốc đã nhanh chóng loại bỏ bất kỳ sự đề cập nào đến mối liên hệ của nước này với vụ Panama Papers.
Ngoài một bài xã luận tiếng Anh duy nhất của tờ Thời báo Hoàn cầu đánh giá vụ rò rỉ tài liệu này là nhằm mục đích đánh vào các quốc gia không thuộc thế giới phương Tây, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần như im lặng về vụ việc. Bên cạnh đó, các lệnh tìm kiếm liên quan đến Panama Papers từ nước này cũng hoàn toàn bị chặn.
Giáo sư Dali Yang thuộc Trung tâm Đại học Chicago tại Bắc Kinh cho rằng bài viết trên có thể là “một động thái có chủ ý của một đơn vị truyền thông mới khởi nghiệp”, hoặc cũng có thể là một nỗ lực “tính toán có chủ ý” nhằm xoa dịu dư luận trong vụ Panama Papers.
“Thông tin có trong bài viết không mới, nhưng cách mà những thông tin này được gộp chung lại rõ ràng nhằm bảo vệ ông Tập”, vị giáo sư nhận định. Ông Yang cũng nói “sự xuất hiện chóng vánh của bài viết đã đạt được mục đích”.
Các bài viết của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức đưa vụ Panama Papers ra ánh sáng, nói rằng ông Đặng Gia Quý, chồng bà Tề Kiều Kiều - chị gái ông Tập Cận Bình - là cổ đông trong hai công ty ở thiên đường thuế British Virgin Islands.
Có những dấu hiệu cho thấy ông Đặng và bà Tề đã bán ít nhất một phần tài sản trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012. Vào năm đó, ông Đặng nói với Bloomberg rằng ông đã về hưu. Còn theo ICIJ, hai công ty ở British Virgin Islands có liên quan đến ông Đặng đã bị vô hiệu hóa trước thời điểm tháng 5/2011.
Động thái gỡ bỏ bài viết này cho thấy sự nhạy cảm quanh việc bàn về tài sản của các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là bài viết có tựa đề “Liệu Tập Chủ tịch có quản lý tốt con cái và người thân?”. Nội dung bài viết lập luận rằng ông Tập không có gì phải ngại những thông tin được tiết lộ trong những tài liệu bị rò rỉ từ Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama.
Từ một trang tin trực tuyến ban đầu là Jiemian có trụ sở ở Thượng Hải, bài viết đã được đăng lại trên nhiều trang khác và lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, bài viết đã hoàn toàn biến mất.
“Hồ sơ Panama không hề vén màn bất kỳ bất lợi thực sự nào đối với Tập Chủ tịch, mà thay vào đó cho thấy ông Tập đã bắt đầu quản lý người thân từ nhiều năm trước vụ rò rỉ và đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát”, bài viết nhận định. Bài viết được đăng vào thời điểm 17h ngày thứ Ba cũng nói: “Chẳng có nghĩa lý gì khi dùng hồ sơ Panama để chỉ trích Tập Chủ tịch”.
Việc loại bỏ bài viết phản ánh mối lo của Bắc Kinh về bất kỳ thông tin nào có thể làm lung lay quyền lực của ông Tập Cận Bình trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị có sự thay đổi nhân sự cao cấp trong đảng vào năm tới. Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, nhưng đồng thời cũng đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ.
Các nhà kiểm duyệt Internet của Trung Quốc đã nhanh chóng loại bỏ bất kỳ sự đề cập nào đến mối liên hệ của nước này với vụ Panama Papers.
Ngoài một bài xã luận tiếng Anh duy nhất của tờ Thời báo Hoàn cầu đánh giá vụ rò rỉ tài liệu này là nhằm mục đích đánh vào các quốc gia không thuộc thế giới phương Tây, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần như im lặng về vụ việc. Bên cạnh đó, các lệnh tìm kiếm liên quan đến Panama Papers từ nước này cũng hoàn toàn bị chặn.
Giáo sư Dali Yang thuộc Trung tâm Đại học Chicago tại Bắc Kinh cho rằng bài viết trên có thể là “một động thái có chủ ý của một đơn vị truyền thông mới khởi nghiệp”, hoặc cũng có thể là một nỗ lực “tính toán có chủ ý” nhằm xoa dịu dư luận trong vụ Panama Papers.
“Thông tin có trong bài viết không mới, nhưng cách mà những thông tin này được gộp chung lại rõ ràng nhằm bảo vệ ông Tập”, vị giáo sư nhận định. Ông Yang cũng nói “sự xuất hiện chóng vánh của bài viết đã đạt được mục đích”.
Các bài viết của Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức đưa vụ Panama Papers ra ánh sáng, nói rằng ông Đặng Gia Quý, chồng bà Tề Kiều Kiều - chị gái ông Tập Cận Bình - là cổ đông trong hai công ty ở thiên đường thuế British Virgin Islands.
Có những dấu hiệu cho thấy ông Đặng và bà Tề đã bán ít nhất một phần tài sản trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012. Vào năm đó, ông Đặng nói với Bloomberg rằng ông đã về hưu. Còn theo ICIJ, hai công ty ở British Virgin Islands có liên quan đến ông Đặng đã bị vô hiệu hóa trước thời điểm tháng 5/2011.