Tsipras ngồi lại ghế Thủ tướng Hy Lạp chỉ sau một tháng
Năm 2015 chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa Hy Lạp, dẫn đầu là vị Thủ tướng 41 tuổi Tsipras, với các chủ nợ quốc tế
Ông Alexis Tsipras đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vừa diễn ra vào cuối tuần vừa rồi ở Hy Lạp. Trở lại làm Thủ tướng sau nỗ lực chống lại các yêu cầu thắt lưng buộc bụng mà châu Âu áp đặt lên Athens, ông Tsipras hy vọng sẽ có một quyền lực lớn hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả kiểm phiếu so bộ do Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố ngày 20/9 cho biết, đảng cánh tả Syriza của ông Tsipras giành được 35,5% số phiếu. Trong khi đó, đảng trung hữu Dân chủ mới của ông Evangelos Meimarakis chỉ giành được 28% số phiếu và đã lên tiếng thừa nhận thất bại.
Do Syriza không giành được đa số ghế trong tổng số 300 ghế trong Quốc hội Hy Lạp, ông Tsipras dự kiến sẽ phải thành lập một chính phủ liên minh như chính phủ mà ông lãnh đạo cách đây vài tháng.
Năm 2015 chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa Hy Lạp, dẫn đầu là vị Thủ tướng 41 tuổi Tsipras, với các chủ nợ quốc tế. Trong suốt mấy tháng đàm phán ròng rã, ông Tsipras đã kiên quyết phản đối các biện pháp cải cách khắc khổ mà chủ nợ yêu cầu Athens phải thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ thứ ba.
Tuy nhiên, đối mặt nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone và rơi vào một vụ vỡ nợ gây hỗn loạn, ông Tsipras cuối cùng đã phải chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ.
Sự nhượng bộ của ông Tsipras trước các chủ nợ đã vấp phải sự phản đối trong nội bộ Syriza. Nhiều nghị sỹ của Syriza nói ông Tsipras phản bội lại tôn chỉ của đảng. Cách đây một tháng, ông Tsipras bất ngờ tuyên bố từ chức Thủ tướng và kêu gọi bầu cử sớm.
Mục đích của động thái từ chức này của ông Tsipras được cho là nhằm quay lại vị trí Thủ tướng với quyền lực lớn hơn.
Tuy vậy, theo giới phân tích, sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ mới của ông Tsipras và chính phủ mà ông từng lãnh đạo cách đây vài tháng là chính phủ mới sẽ bị giảm vị thế trong các cuộc đàm phán với chủ nợ, bởi ông Tsipras đã chấp nhận cắt giảm thêm chi tiêu và tăng thuế để được cấp cho gói viện trợ thứ ba trị giá 97 tỷ USD.
Từ nay đến cuối năm, các chủ nợ của Hy Lạp sẽ tiến hành đánh giá về tiến trình cải cách của nước này. Một đánh giá tích cực là yếu tố cần thiết để Athens tiếp tục được giải ngân gói cứu trợ thứ ba. Trong đó, quan trọng hơn cả là việc giải ngân vốn cho các ngân hàng Hy Lạp sau một thời gian bị khách hàng ồ ạt rút tiền gửi.
Theo ông Mujtaba Rahman, chuyên gia của công ty tư vấn Eurasia Group, điều quan trọng nhất đối với Hy Lạp sắp tới là liệu chính phủ mới của nước này có hoàn tất thành công được cuộc rà soát cải cách của chủ nợ hay không. “Ổn định kinh tế và chính trị ở Hy Lạp sẽ phụ thuộc vào điều này”, ông Rahman nói.
Cuộc bầu cử vừa diễn ra là cuộc bỏ phiếu toàn quốc thứ 6 ở Hy Lạp kể từ năm 2009, bao gồm cuộc bầu cử hồi tháng 1 năm nay đưa đảng Syriza lên cầm quyền và cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 7 do ông Tsirpas kêu gọi về các yêu cầu thắt lưng buộc bụng của chủ nợ.
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả kiểm phiếu so bộ do Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố ngày 20/9 cho biết, đảng cánh tả Syriza của ông Tsipras giành được 35,5% số phiếu. Trong khi đó, đảng trung hữu Dân chủ mới của ông Evangelos Meimarakis chỉ giành được 28% số phiếu và đã lên tiếng thừa nhận thất bại.
Do Syriza không giành được đa số ghế trong tổng số 300 ghế trong Quốc hội Hy Lạp, ông Tsipras dự kiến sẽ phải thành lập một chính phủ liên minh như chính phủ mà ông lãnh đạo cách đây vài tháng.
Năm 2015 chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa Hy Lạp, dẫn đầu là vị Thủ tướng 41 tuổi Tsipras, với các chủ nợ quốc tế. Trong suốt mấy tháng đàm phán ròng rã, ông Tsipras đã kiên quyết phản đối các biện pháp cải cách khắc khổ mà chủ nợ yêu cầu Athens phải thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ thứ ba.
Tuy nhiên, đối mặt nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone và rơi vào một vụ vỡ nợ gây hỗn loạn, ông Tsipras cuối cùng đã phải chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ.
Sự nhượng bộ của ông Tsipras trước các chủ nợ đã vấp phải sự phản đối trong nội bộ Syriza. Nhiều nghị sỹ của Syriza nói ông Tsipras phản bội lại tôn chỉ của đảng. Cách đây một tháng, ông Tsipras bất ngờ tuyên bố từ chức Thủ tướng và kêu gọi bầu cử sớm.
Mục đích của động thái từ chức này của ông Tsipras được cho là nhằm quay lại vị trí Thủ tướng với quyền lực lớn hơn.
Tuy vậy, theo giới phân tích, sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ mới của ông Tsipras và chính phủ mà ông từng lãnh đạo cách đây vài tháng là chính phủ mới sẽ bị giảm vị thế trong các cuộc đàm phán với chủ nợ, bởi ông Tsipras đã chấp nhận cắt giảm thêm chi tiêu và tăng thuế để được cấp cho gói viện trợ thứ ba trị giá 97 tỷ USD.
Từ nay đến cuối năm, các chủ nợ của Hy Lạp sẽ tiến hành đánh giá về tiến trình cải cách của nước này. Một đánh giá tích cực là yếu tố cần thiết để Athens tiếp tục được giải ngân gói cứu trợ thứ ba. Trong đó, quan trọng hơn cả là việc giải ngân vốn cho các ngân hàng Hy Lạp sau một thời gian bị khách hàng ồ ạt rút tiền gửi.
Theo ông Mujtaba Rahman, chuyên gia của công ty tư vấn Eurasia Group, điều quan trọng nhất đối với Hy Lạp sắp tới là liệu chính phủ mới của nước này có hoàn tất thành công được cuộc rà soát cải cách của chủ nợ hay không. “Ổn định kinh tế và chính trị ở Hy Lạp sẽ phụ thuộc vào điều này”, ông Rahman nói.
Cuộc bầu cử vừa diễn ra là cuộc bỏ phiếu toàn quốc thứ 6 ở Hy Lạp kể từ năm 2009, bao gồm cuộc bầu cử hồi tháng 1 năm nay đưa đảng Syriza lên cầm quyền và cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 7 do ông Tsirpas kêu gọi về các yêu cầu thắt lưng buộc bụng của chủ nợ.