14:14 03/12/2015

Uchida Kraepelin, bài kiểm tra nhân sự độc đáo kiểu Nhật

Minh Sơn

Phán đoán năng lực làm việc của một ứng viên mà không cần sơ yếu lý lịch hay phỏng vấn

Người tham gia chỉ cần thực hiện các phép tính cộng trong vòng 30 phút.<br>
Người tham gia chỉ cần thực hiện các phép tính cộng trong vòng 30 phút.<br>
Uchida Kraepelin là một bài kiểm tra tâm lý cho phép phán đoán đặc trưng tính cách, hành động của cá nhân và tập thể, đơn giản với các phép tính cộng liên tiếp.

Thông qua đó, giúp  phán đoán năng lực làm việc của một ứng viên mà không cần thêm yếu tố sơ yếu lý lịch hay phỏng vấn. Bài kiểm tra này được áp dụng tại các kỳ tuyển dụng, kiểm tra định kỳ tại nhiều cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp tại Nhật Bản.

“Tính  đến nay đã có hơn 50 triệu người trên thế giới đã trải qua bài kiểm tra này. Còn tại Việt Nam, Uchida Kraepelin cũng đang dần được giới thiệu và sử dụng”, ông Yamamoto, Giám đốc Công ty TNHH PA Việt Nam Consulting, đơn vị tổ chức bài kiểm tra này cho biết.

Ông có thể cho biết bài kiểm tra Uchida Kraepelin ra đời từ khi nào?


Bác sỹ tâm lý người Nhật Bản Uchida Yuzaburo (1894 -1966) ngay từ năm 1920 đã lấy cảm hứng nghiên cứu tâm lý từ bác sỹ tâm thần người Đức Emil Kraepelin (1856 - 1926) để phát triển nghiên cứu về phương pháp kiểm tra và hiệu quả của nó.

Đến nay, bài kiểm tra này đã được thương mại hoá với hình thức vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

Nội dung và tác dụng của bài kiểm tra này là gì, thưa ông?

Người tham gia chỉ cần thực hiện các phép tính cộng trong vòng 30 phút. Đó là các dòng chữ số liên tiếp, người tham gia sẽ thực hiện mỗi dòng tính trong vòng 1 phút, liên tiếp 15 phút.

Sau thời gian giải lao ngắn, lại tiếp tục thực hiện các phép tính trong vòng 15 phút tiếp theo.

Bài kiểm tra sẽ giúp chỉ ra đặc trưng về mặt năng lực, đặc trưng về mặt tính cách và phương hướng hành động.

Về mặt năng lực, thể hiện rõ được thao tác nhanh hay chậm, hiệu quả xử lý chính xác cao hay thấp. Còn về mặt tính cách và phương hướng hành động, sẽ đưa ra được thói quen khi làm việc thực tế.

Liệu có thể chỉ từ kết quả các phép tính cộng mà hiểu được tính cách và năng lực của một con người?

Đúng là như vậy. Trong thời gian làm tính 30 phút đó, chúng tôi phân tích mỗi 1 phút làm tính. Cuối cùng đưa ra được một đồ thị.

Số lượng phép tính làm được, hình thái đồ thị và số lượng phép tính sai là những căn cứ để chúng tôi hiểu được “mức độ năng lực” và “cách điều khiển, kiểm soát năng lực” của cá nhân người tham gia bài kiểm tra.

Tổng hợp từ hai yếu tố trên, chúng tôi có thể nhìn ra được hiệu quả công việc của từng người tham gia bài kiểm tra.

Theo ông, đâu là những ưu điểm của bài kiểm tra này?

Vì bài kiểm tra không phải là dạng vấn đáp nên thí sinh khó có thể tác động một cách cố ý vào kết quả. Bài kiểm tra này có khả năng phán đoán năng lực làm việc của một ứng viên mà không cần thêm yếu tố sơ yếu lý lịch hay phỏng vấn.

Mỗi quốc gia khác nhau lại có một cách thức kiểm tra điển hình, thể hiện những đặc sắc riêng mang tính quốc dân của quốc gia đó.

Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, ngoài văn phòng tại bản địa, người ta có thể so sánh đặc tính của từng văn phòng đại diện đặt tại nhiều quốc gia khác nhau của cùng một công ty.

Bài kiểm tra này được sử dụng trong dịp nào tại Nhật Bản, thưa ông? Còn có những quốc gia nào đang áp dụng bài kiểm tra này?

Tại các cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp, bài kiểm tra này thường được sử dụng trong tuyển dụng nhân sự, điều chuyển vị trí công tác, đánh giá thăng chức, tìm hiểu tình hình tâm lý nhân lực.

Một số trường học cũng sử dụng để hướng nghiệp cho học sinh sinh viên, để cá nhân học sinh sinh viên hiểu năng lực tính cách của bản thân.

Ngoài Nhật Bản, hiện nay có Hàn Quốc, Thái Lan và, Myanmar và Indonesia đang sử dụng bài kiểm tra này.

Ông có thể nói rõ thêm những tác dụng cụ thể của bài kiểm tra này trong thực tế công việc?

Ví dụ, trong một công ty sản xuất chế tạo, quan trọng là giảm thiểu sai sót do thiếu năng lực, phải đảm bảo theo kịp tốc độ băng chuyền sản xuất, tạo hiệu suất làm việc cao.

Ngược lại, họ muốn tránh công nhân thôi việc do năng lực quá cao, cấp trên muốn tìm hiểu cá tính và đặc trưng hành động của cấp dưới để cải thiện phương pháp chỉ đạo, phân công công việc.

Một ví dụ khác liên quan đến ngành đường sắt Nhật Bản, họ tổ chức kiểm tra định kỳ đối với nhân viên phụ trách việc điều khiển tàu. Đường sắt Nhật Bản như các bạn cũng biết, nhân viên lái tàu luôn đảm bảo tính ổn định, chính xác cao, đặc biệt giảm thiểu sự cố tai nạn xuống thấp nhất có thể.

Với yêu cầu đó, họ đang duy trì việc tiến hành kiểm tra tâm lý định kỳ để có thể đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp kịp thời.

Đâu là những lý do vào khiến bài kiểm tra Uchida Kraepelin nên được thực hiện ở Việt Nam?

Đối với việc tuyển dụng, tôi có thể nêu ra hai lý do.

Thứ nhất là bài kiểm tra có tác dụng trong việc tìm hiểu sự khác nhau giữa người Nhật Bản và người Việt Nam. Qua đó chúng tôi có thể hiểu một cách khách quan và có thể so sánh được hình mẫu tính cách của người Việt Nam.

Thứ hai, chúng tôi muốn nâng cao chất lượng công việc tại Việt Nam và giảm thiểu rủi ro, tai nạn. Chúng tôi luôn mong muốn nhất định xây dựng doanh nghiệp mang chất lượng Nhật Bản.

Đối với cá nhân, tôi nghĩ rằng ai cũng có nhu cầu tìm hiểu về ưu nhược điểm bản thân, muốn biết đâu là điểm cần nhấn mạnh về mình khi đi xin việc.

 Đề nghị ông cho biết sơ qua về yêu cầu khi làm bài kiểm tra tại Việt Nam?

Hiện nay, bài kiểm tra Uchida Kraepelin đang được giới thiệu và tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM. Đề thực hiện bài kiểm tra, chỉ cần có không gian yên tĩnh và chuẩn bị cho mỗi người một chiếc bàn dài 60 cm.

Thời gian làm bài - tính cả phần giải thích cách làm - chỉ gói gọn trong vòng 50 phút.

Mục tiêu của các ông khi phổ biến bài kiểm tra này tại Việt Nam là gì? Ông có gửi lời nhắn gì tới khách hàng và các doanh nghiệp Việt Nam?

Hiện nay, mỗi năm có khoảng 200.000 người tham gia bài kiểm tra này.

Tại Việt Nam, đối tượng mà chúng tôi muốn hướng tới là các đơn vị giao thông vận tải, nhà máy sản cuất, cơ quan y tế, trung tâm thương mại, sau đó sẽ là trường học, cảnh sát và quân đội.

Cả thế giới đánh giá cao chất lượng Nhật Bản không chỉ là nhờ có một hệ thống tiên tiến mà chủ yếu là nhờ việc sử dụng nhân lực nhân tài.

Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao độ, đòi hỏi nhân lực cũng phải theo kịp để đáp ứng yêu cầu. Chúng tôi mong muốn bài kiểm tra này góp phần hữu ích đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

* Thông tin chi tiết:

Công ty TNHH PA Việt Nam Consulting
Địa chỉ: Phòng 902, tầng 9, 98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: +84-4-3791-8675
http://www.pa-co-ltd.co.jp

Brainworks ASIA
Địa chỉ: 11B, Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, Tp.HCM
Tel: +84-8-3910-3112
http://www.bwg.co.jp/bwasia