Ukraine tố Nga định cắt khí đốt cho châu Âu
Tháng 6 vừa qua, Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Ukraine do bất đồng về giá
Thủ tướng Ukaine Arseny Yatseniuk ngày 27/8 nói rằng, Kiev biết Moscow có kế hoạch cắt cung cấp khí đốt cho châu Âu vào mùa đông năm nay. Tuyên bố này của ông Yatseniuk rất có thể sẽ đẩy căng thẳng giữa Nga với phương Tây gia tăng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng đây là một cáo buộc vô căn cứ.
Tháng 6 vừa qua, Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Ukraine do bất đồng về giá, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp nhiên liệu này cho châu Âu - thị trường xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga. Đây là lần thứ ba, Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine trong một thập kỷ qua, sau các lần vào năm 2006 và 2009.
“Tình hình của ngành năng lượng Ukraine hiện đang khó khăn. Chúng tôi biết về kế hoạch của Nga thậm chí sẽ cắt cung cấp khí đốt cho châu Âu quá cảnh qua Ukraine trong mùa đông năm nay”, ông Yatseniuk phát biểu trong một cuộc họp Chính phủ ở Kiev. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, ông Yatseniuk không nói rõ làm thế nào mà ông biết được kế hoạch của Nga.
Năm ngoái, một nửa xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu được vận chuyển qua các đường ống chạy qua Ukraine. Nga là nguồn cung cấp dầu lửa, than và khí tự nhiên lớn nhất của châu Âu, đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu của khu vực đối với tất cả các loại nhiên liệu này - theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat. Nga đạt kim ngạch khoảng 250 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu sang châu Âu mỗi năm, chiếm 2/3 nguồn thu của Moscow.
Phản ứng trước tuyên bố trên của người đứng đầu Chính phủ Ukraine, ông Novak nói trong một tuyên bố rằng, Nga sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng cung cấp khí đốt cho khách hàng nhập khẩu ở châu Âu, bất chấp vấn đề chính trị. Ông Novak cũng nói, Nga để ngỏ khả năng đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề năng lượng với các đối tác quan tâm đến vấn đề này, bao gồm cả Ukraine.
Nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine đã từng bị gián đoạn vào mùa đông 2006 và 2009 do bất đồng về giá cả giữa Nga và Ukraine.
Bất đồng mới nhất về giá khí đốt giữa hai nước xảy ra cùng thời điểm mâu thuẫn giữa Moscow và Kiev tăng cao do cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow cung cấp vũ khí, nhân sự và tài chính cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, trong khi Moscow cương quyết phủ nhận cáo buộc này.
Đặc biệt, màn “đối đáp” ngày 27/8 giữa Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt diễn ra chưa đầy 24 tiếng sau một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko với đại diện của châu Âu ở Minsk, Belarus. Nội dung của cuộc gặp này, ngoài cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, còn có vấn đề đảm bảo dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu trong thời kỳ cao điểm của mùa đông năm nay.
Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga vẫn chưa lên tiếng về những cáo buộc mà Thủ tướng Ukraine đưa ra hôm qua. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nhiều khả năng Ukraine sẽ ‘câu’ nguồn khí đốt chạy qua nước này sang châu Âu để phục vụ cho nhu cầu riêng, hơn là Nga sẽ cắt nguồn cung này.
“Khó có chuyện Nga cắt nguồn cung khí đốt. Chính Ukraine sẽ sử dụng nguồn khí đốt này cho nhu cầu của họ. Chuyện này đã từng xảy ra trước đây”, một nguồn tin cấp cao thuộc Bộ Năng lượng Nga nhận xét.
“Chúng tôi có kế hoạch B cho kịch bản xấu nhất. Nhưng chúng tôi không tin là điều đó sẽ xảy ra”, cao ủy châu âu về năng lượng Guenther Oettinger phát biểu ngày 27/8 tại Ungheni, Moldova.
Các nhà cung cấp điện và khí đốt của châu Âu và Ukraine đã chuẩn bị cho khả năng nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt bất ngờ bằng cách dự trữ nhiều khí đốt nhất có thể trong các khoảng thời gian tiêu thụ ít vào mùa xuân và mùa hè. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện để Ukraine có thể tiếp nhận khí đốt từ Liên minh châu Âu (EU).
“Chính phủ đã tích lũy được 15 tỷ mét khối khí đốt dự trữ”, Thủ tướng Yatseniuk nói, và cho biết kế hoạch của Kiev là nâng mức dự trữ lên 25 tỷ mét khối khí.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Energy Aspects, châu Âu hiện có mức dự trữ khí đốt cao hơn 16,52 tỷ mét khối, tương đương mức cao hơn 31,2%, so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, công ty này cho rằng, với tốc độ bơm khí đốt trung bình thời gian gần đây, đến thời điểm phải rút dự trữ khí đốt ra dùng, dự trữ khí đốt của Ukraine mới chỉ đáp ứng khoảng 52% nhu cầu.
Do thiếu nguồn cung thay thế, giới phân tích cho rằng, Ukraine và các nước Đông Nam châu ÂU phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khí đốt từ Nga qua Ukraine sẽ khó có thể chống chọi được với mùa đông trong trường hợp Nga cắt cung khí đốt cho châu Âu.
Hiện chiến sự ở miền Đông Ukraine đang tập trung ở vùng Donbass, noi là nguồn cung cấp than chủ yếu của Ukraine, khiến vấn đề năng lượng đối với nước này càng thêm nan giải. Ông Yatseniuk nói, Chính phủ Ukraine đang cố gắng đa dạng nguồn cung than bởi “Nga và những kẻ đồng bọn đánh bom và phá hủy các mỏ than”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng đây là một cáo buộc vô căn cứ.
Tháng 6 vừa qua, Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Ukraine do bất đồng về giá, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp nhiên liệu này cho châu Âu - thị trường xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga. Đây là lần thứ ba, Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine trong một thập kỷ qua, sau các lần vào năm 2006 và 2009.
“Tình hình của ngành năng lượng Ukraine hiện đang khó khăn. Chúng tôi biết về kế hoạch của Nga thậm chí sẽ cắt cung cấp khí đốt cho châu Âu quá cảnh qua Ukraine trong mùa đông năm nay”, ông Yatseniuk phát biểu trong một cuộc họp Chính phủ ở Kiev. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, ông Yatseniuk không nói rõ làm thế nào mà ông biết được kế hoạch của Nga.
Năm ngoái, một nửa xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu được vận chuyển qua các đường ống chạy qua Ukraine. Nga là nguồn cung cấp dầu lửa, than và khí tự nhiên lớn nhất của châu Âu, đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu của khu vực đối với tất cả các loại nhiên liệu này - theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat. Nga đạt kim ngạch khoảng 250 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu sang châu Âu mỗi năm, chiếm 2/3 nguồn thu của Moscow.
Phản ứng trước tuyên bố trên của người đứng đầu Chính phủ Ukraine, ông Novak nói trong một tuyên bố rằng, Nga sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng cung cấp khí đốt cho khách hàng nhập khẩu ở châu Âu, bất chấp vấn đề chính trị. Ông Novak cũng nói, Nga để ngỏ khả năng đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề năng lượng với các đối tác quan tâm đến vấn đề này, bao gồm cả Ukraine.
Nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine đã từng bị gián đoạn vào mùa đông 2006 và 2009 do bất đồng về giá cả giữa Nga và Ukraine.
Bất đồng mới nhất về giá khí đốt giữa hai nước xảy ra cùng thời điểm mâu thuẫn giữa Moscow và Kiev tăng cao do cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow cung cấp vũ khí, nhân sự và tài chính cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, trong khi Moscow cương quyết phủ nhận cáo buộc này.
Đặc biệt, màn “đối đáp” ngày 27/8 giữa Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt diễn ra chưa đầy 24 tiếng sau một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko với đại diện của châu Âu ở Minsk, Belarus. Nội dung của cuộc gặp này, ngoài cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, còn có vấn đề đảm bảo dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu trong thời kỳ cao điểm của mùa đông năm nay.
Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga vẫn chưa lên tiếng về những cáo buộc mà Thủ tướng Ukraine đưa ra hôm qua. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nhiều khả năng Ukraine sẽ ‘câu’ nguồn khí đốt chạy qua nước này sang châu Âu để phục vụ cho nhu cầu riêng, hơn là Nga sẽ cắt nguồn cung này.
“Khó có chuyện Nga cắt nguồn cung khí đốt. Chính Ukraine sẽ sử dụng nguồn khí đốt này cho nhu cầu của họ. Chuyện này đã từng xảy ra trước đây”, một nguồn tin cấp cao thuộc Bộ Năng lượng Nga nhận xét.
“Chúng tôi có kế hoạch B cho kịch bản xấu nhất. Nhưng chúng tôi không tin là điều đó sẽ xảy ra”, cao ủy châu âu về năng lượng Guenther Oettinger phát biểu ngày 27/8 tại Ungheni, Moldova.
Các nhà cung cấp điện và khí đốt của châu Âu và Ukraine đã chuẩn bị cho khả năng nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt bất ngờ bằng cách dự trữ nhiều khí đốt nhất có thể trong các khoảng thời gian tiêu thụ ít vào mùa xuân và mùa hè. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện để Ukraine có thể tiếp nhận khí đốt từ Liên minh châu Âu (EU).
“Chính phủ đã tích lũy được 15 tỷ mét khối khí đốt dự trữ”, Thủ tướng Yatseniuk nói, và cho biết kế hoạch của Kiev là nâng mức dự trữ lên 25 tỷ mét khối khí.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Energy Aspects, châu Âu hiện có mức dự trữ khí đốt cao hơn 16,52 tỷ mét khối, tương đương mức cao hơn 31,2%, so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, công ty này cho rằng, với tốc độ bơm khí đốt trung bình thời gian gần đây, đến thời điểm phải rút dự trữ khí đốt ra dùng, dự trữ khí đốt của Ukraine mới chỉ đáp ứng khoảng 52% nhu cầu.
Do thiếu nguồn cung thay thế, giới phân tích cho rằng, Ukraine và các nước Đông Nam châu ÂU phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khí đốt từ Nga qua Ukraine sẽ khó có thể chống chọi được với mùa đông trong trường hợp Nga cắt cung khí đốt cho châu Âu.
Hiện chiến sự ở miền Đông Ukraine đang tập trung ở vùng Donbass, noi là nguồn cung cấp than chủ yếu của Ukraine, khiến vấn đề năng lượng đối với nước này càng thêm nan giải. Ông Yatseniuk nói, Chính phủ Ukraine đang cố gắng đa dạng nguồn cung than bởi “Nga và những kẻ đồng bọn đánh bom và phá hủy các mỏ than”.