Ứng dụng tin nhắn của Facebook bị chặn ở Trung Quốc
Nhiều người dùng WhatsApp tại Trung Quốc cho biết ứng dụng này ngừng hoạt động từ đêm thứ hai (17/7) theo giờ Bắc Kinh
Ứng dụng tin nhắn WhatsApp của Facebook mới đây bị chặn tại Trung Quốc, hãng tin Bloomberg cho biết.
Nhiều người dùng WhatsApp tại Trung Quốc cho biết ứng dụng này ngừng hoạt động từ đêm thứ hai (17/7) theo giờ Bắc Kinh. Sang sáng thứ 3 (18/7), các đoạn tin nhắn thoại và hình ảnh qua ứng dụng này đã không thể gửi đi.
Theo nguồn tin thân cận với sự việc, WhatsApp sẽ không phải chịu trách nhiệm về sự tắc nghẽn đó. Công ty này cũng từ chối đưa ra bình luận về việc này.
Động thái này là tin xấu đối với Facebook bởi mạng xã hội này vốn đang nỗ lực thuyết phục giới chức Trung Quốc để được hoạt động tại thị trường này.
Từ năm 2009, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook với 2 tỷ người dùng cũng bị chặn ở Trung Quốc. Ứng dụng Instagram của Facebook cũng bị cấm hoàn toàn vào năm 2014.
Động thái với WhatsApp được cho là “cú đánh” đối với sản phẩm cuối cùng của Facebook đang hoạt động ở Trung Quốc, tờ Finanical Times nhận định.
“Giới chức Trung Quốc muốn kiểm soát tất cả phương tiện giao tiếp qua Internet”, Charlie Smith, đồng sáng lập GreatFire.org, cho biết. “Bằng việc chặn WhatsApp, họ hạn chế việc người dùng gửi đi các tin nhắn mã hóa trao đổi riêng và ngày càng có nhiều người chuyển sang dùng ứng dụng tin nhắn do Trung Quốc phát triển, ví dụ như WeChat”.
Trong khi tin nhắn gửi qua WhatsApp được mã hóa, WeChat lại không mã hóa và được kiểm duyệt cao hơn, Smith nói. WeChat, ứng dụng tin nhắn của công ty Trung Quốc Tencent Holdings Ltd., yêu cầu người dùng sử dụng tên thật. Hiện WeChat là ứng dụng tin nhắn phổ biến của Trung Quốc với 900 triệu người dùng.
WhatsApp ở Trung Quốc có lượng người dùng ít hơn so với đối thủ WeChat nhưng lại được nhiều người ưa thích bởi ít bị kiểm duyệt hơn.
Hiện tại, Facebook được cho là đang phát triển một công cụ kiểm duyệt nhằm thuyết phục nhà chức trách Trung Quốc cho phép hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg đã dành nhiều năm để học tiếng Trung Quốc và thường xuyên tới Trung Quốc gặp gỡ lãnh đạo như một phần của kế hoạch trên.
Nhiều người dùng WhatsApp tại Trung Quốc cho biết ứng dụng này ngừng hoạt động từ đêm thứ hai (17/7) theo giờ Bắc Kinh. Sang sáng thứ 3 (18/7), các đoạn tin nhắn thoại và hình ảnh qua ứng dụng này đã không thể gửi đi.
Theo nguồn tin thân cận với sự việc, WhatsApp sẽ không phải chịu trách nhiệm về sự tắc nghẽn đó. Công ty này cũng từ chối đưa ra bình luận về việc này.
Động thái này là tin xấu đối với Facebook bởi mạng xã hội này vốn đang nỗ lực thuyết phục giới chức Trung Quốc để được hoạt động tại thị trường này.
Từ năm 2009, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook với 2 tỷ người dùng cũng bị chặn ở Trung Quốc. Ứng dụng Instagram của Facebook cũng bị cấm hoàn toàn vào năm 2014.
Động thái với WhatsApp được cho là “cú đánh” đối với sản phẩm cuối cùng của Facebook đang hoạt động ở Trung Quốc, tờ Finanical Times nhận định.
“Giới chức Trung Quốc muốn kiểm soát tất cả phương tiện giao tiếp qua Internet”, Charlie Smith, đồng sáng lập GreatFire.org, cho biết. “Bằng việc chặn WhatsApp, họ hạn chế việc người dùng gửi đi các tin nhắn mã hóa trao đổi riêng và ngày càng có nhiều người chuyển sang dùng ứng dụng tin nhắn do Trung Quốc phát triển, ví dụ như WeChat”.
Trong khi tin nhắn gửi qua WhatsApp được mã hóa, WeChat lại không mã hóa và được kiểm duyệt cao hơn, Smith nói. WeChat, ứng dụng tin nhắn của công ty Trung Quốc Tencent Holdings Ltd., yêu cầu người dùng sử dụng tên thật. Hiện WeChat là ứng dụng tin nhắn phổ biến của Trung Quốc với 900 triệu người dùng.
WhatsApp ở Trung Quốc có lượng người dùng ít hơn so với đối thủ WeChat nhưng lại được nhiều người ưa thích bởi ít bị kiểm duyệt hơn.
Hiện tại, Facebook được cho là đang phát triển một công cụ kiểm duyệt nhằm thuyết phục nhà chức trách Trung Quốc cho phép hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg đã dành nhiều năm để học tiếng Trung Quốc và thường xuyên tới Trung Quốc gặp gỡ lãnh đạo như một phần của kế hoạch trên.