Vẫn chưa tăng giá điện
Tạm thời Bộ Công Thương yêu cầu EVN áp dụng biểu giá bán lẻ điện cũ
Tạm thời Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) áp dụng biểu giá bán lẻ điện cũ, sau khi rà soát lại chi phí sản xuất điện năm 2012 sẽ có mức đề xuất giá điện mới.
Thông tin được ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, chiều 1/7.
Cũng theo ông Phúc, sớm muộn giá điện sẽ phải điều chỉnh để đảm bảo chi phí sản xuất điện của EVN. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện phải căn cứ vào nhiều yếu tố, thời điểm thích hợp, mức điều chỉnh bao nhiêu cần được tính toán để không tác động tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
“Hiện EVN hoàn thành báo cáo kiểm toán 2012, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cũng đang rà soát lại chi phí năm 2012, sau khi có kết quả rà soát chi phí sẽ có mức đề xuất giá điện mới”, ông Phúc nói.
Trước đó, vào đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo về cơ cấu biểu giá bán điện mới, dự kiến áp dụng từ 1/7/2013 sau khi được Thủ tướng phê duyệt.
Theo dự thảo này, giá điện áp dụng cho các ngành sản xuất sẽ tăng thêm từ 2% - 7% (tính trên giá điện bình quân), tùy vào mức điện áp và giờ tiêu thụ điện.
Theo dự thảo, giá bán lẻ điện cho người tiêu dùng sinh hoạt có một số thay đổi so với biểu giá hiện hành. Cụ thể là biểu giá bán lẻ 7 bậc được rút xuống còn 6 bậc, bậc thứ 3 và thứ 4 gộp lại, do vậy giá điện sinh hoạt từ 0 - 100 kWh vẫn giữ nguyên; từ kWh thứ 101-200 chỉ bằng 108% giá điện bình quân (thay vì 106% cho kWh 101-150 và 134% cho kWh 151-200 như hiện nay); từ kWh 201-300 chỉ bằng 138% giá điện bình quân (thay vì 145%); giá điện cho phần kWh từ 301-400 là 154% (thay vì 155%).
Tuy nhiên, từ 401 kWh trở lên, giá điện sinh hoạt tăng đến 6% (từ 159% lên 165% giá điện bình quân). Còn giá bán lẻ điện cho kinh doanh giảm 5% (giờ bình thường), 3% (giờ thấp điểm) và 8% (giờ cao điểm) cho các cấp điện áp.
Với cách tính này, hóa đơn tiền điện của mỗi gia đình sử dụng điện sinh hoạt dưới 150 kWh sẽ phát sinh thêm 7 - 157 đồng mỗi kWh. Với ngành sản xuất như sắt thép và xi măng… sẽ phải chịu giá điện cao hơn lĩnh vực sản xuất khác từ 2 - 16%.
Thông tin được ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, chiều 1/7.
Cũng theo ông Phúc, sớm muộn giá điện sẽ phải điều chỉnh để đảm bảo chi phí sản xuất điện của EVN. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện phải căn cứ vào nhiều yếu tố, thời điểm thích hợp, mức điều chỉnh bao nhiêu cần được tính toán để không tác động tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
“Hiện EVN hoàn thành báo cáo kiểm toán 2012, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cũng đang rà soát lại chi phí năm 2012, sau khi có kết quả rà soát chi phí sẽ có mức đề xuất giá điện mới”, ông Phúc nói.
Trước đó, vào đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo về cơ cấu biểu giá bán điện mới, dự kiến áp dụng từ 1/7/2013 sau khi được Thủ tướng phê duyệt.
Theo dự thảo này, giá điện áp dụng cho các ngành sản xuất sẽ tăng thêm từ 2% - 7% (tính trên giá điện bình quân), tùy vào mức điện áp và giờ tiêu thụ điện.
Theo dự thảo, giá bán lẻ điện cho người tiêu dùng sinh hoạt có một số thay đổi so với biểu giá hiện hành. Cụ thể là biểu giá bán lẻ 7 bậc được rút xuống còn 6 bậc, bậc thứ 3 và thứ 4 gộp lại, do vậy giá điện sinh hoạt từ 0 - 100 kWh vẫn giữ nguyên; từ kWh thứ 101-200 chỉ bằng 108% giá điện bình quân (thay vì 106% cho kWh 101-150 và 134% cho kWh 151-200 như hiện nay); từ kWh 201-300 chỉ bằng 138% giá điện bình quân (thay vì 145%); giá điện cho phần kWh từ 301-400 là 154% (thay vì 155%).
Tuy nhiên, từ 401 kWh trở lên, giá điện sinh hoạt tăng đến 6% (từ 159% lên 165% giá điện bình quân). Còn giá bán lẻ điện cho kinh doanh giảm 5% (giờ bình thường), 3% (giờ thấp điểm) và 8% (giờ cao điểm) cho các cấp điện áp.
Với cách tính này, hóa đơn tiền điện của mỗi gia đình sử dụng điện sinh hoạt dưới 150 kWh sẽ phát sinh thêm 7 - 157 đồng mỗi kWh. Với ngành sản xuất như sắt thép và xi măng… sẽ phải chịu giá điện cao hơn lĩnh vực sản xuất khác từ 2 - 16%.