Việt Nam có 845 cơ quan báo chí, gần 18 nghìn nhà báo
Những thông tin đáng chú ý từ hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014
Sáng 31/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015.
Báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông tại hội nghị cho thấy, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình.
Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý, trong năm 2014, mặc dù bối cảnh trong nước và thế giới có những khó khăn nhất định, song các cơ quan báo chí đã "nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát định hướng chính trị, nắm bắt thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao".
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng đã tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả chống lại sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc qua sự kiện giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, cũng theo cơ quan quản lý, báo chí nước nhà trong năm qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục.
Đó là "khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chưa được khắc phục; tình trạng đăng - phát các thông tin, thiếu nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng…, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm phương hại đến lợi ích đất nước".
Thậm chí, "không ít cơ quan báo, đài thông tin sai sự thật, tiêu cực, giật gân câu khách; chưa chú trọng đến phản ánh gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các thành tựu kinh tế - xã hội".
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã biểu dương và ghi nhận những đóng góp của báo chí trong năm qua đối với đất nước.
Ông cũng lưu ý các cơ quan báo chí về những chủ trương, định hướng tuyên truyền trong năm 2015, đặc biệt là tuyên truyền cho Đại hội Đảng các cấp và toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội cũng như một số sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2015.
Trong khi đó, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, 2015 là năm có rất nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, do đó báo chí cần tập trung tuyên truyền, nhằm tạo sự đồng thuận.
“Những người làm công tác báo chí cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng. Cùng với đó là khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai tích cực, sáng tạo việc tuyên truyền đại hội Đảng các cấp, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm. Các cơ quan báo chí, các nhà báo phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, tự làm mới mình về tư duy, chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp”, ông Đinh Thế Huynh nói.
Báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông tại hội nghị cho thấy, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình.
Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý, trong năm 2014, mặc dù bối cảnh trong nước và thế giới có những khó khăn nhất định, song các cơ quan báo chí đã "nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát định hướng chính trị, nắm bắt thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao".
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng đã tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả chống lại sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc qua sự kiện giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, cũng theo cơ quan quản lý, báo chí nước nhà trong năm qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục.
Đó là "khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chưa được khắc phục; tình trạng đăng - phát các thông tin, thiếu nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng…, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm phương hại đến lợi ích đất nước".
Thậm chí, "không ít cơ quan báo, đài thông tin sai sự thật, tiêu cực, giật gân câu khách; chưa chú trọng đến phản ánh gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các thành tựu kinh tế - xã hội".
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã biểu dương và ghi nhận những đóng góp của báo chí trong năm qua đối với đất nước.
Ông cũng lưu ý các cơ quan báo chí về những chủ trương, định hướng tuyên truyền trong năm 2015, đặc biệt là tuyên truyền cho Đại hội Đảng các cấp và toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội cũng như một số sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2015.
Trong khi đó, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, 2015 là năm có rất nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, do đó báo chí cần tập trung tuyên truyền, nhằm tạo sự đồng thuận.
“Những người làm công tác báo chí cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng. Cùng với đó là khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai tích cực, sáng tạo việc tuyên truyền đại hội Đảng các cấp, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm. Các cơ quan báo chí, các nhà báo phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, tự làm mới mình về tư duy, chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp”, ông Đinh Thế Huynh nói.