Việt Nam đuổi kịp các nước, cách nào?
Đâu đó vẫn còn ý nghi ngại hội nhập làm cho ta mất độc lập, tự chủ, cho nên “phải làm theo cách của ta”, “đi theo kiểu của ta”
Cần bớt đi những lời hoa mỹ thì sẽ nẩy ra những giải pháp căn cơ, thực chất. Đó chính là đột phá.
Đây là vấn đề mới được các diễn giả nhấn mạnh tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam 2016 - 2020, một số đột phá phát triển” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, ngày 4/9.
Tham gia diễn đàn, GS.TS. Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dành sự quan tâm đến việc đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
“Đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ, khai thác các lợi thế so sánh tĩnh và động để thực hiện sự phát triển độc đáo và khác biệt, tránh bị lệ thuộc và một đối tác riêng lẻ nào. Đó là một hướng của cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế thế hệ mới”, GS. Thái nhấn mạnh.
Ông nhắc lại nội dung văn kiện tại Đại hội Đảng lần thứ 10 (2006) về việc “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Trong điều kiện hiện nay, muốn sớm thực hiện được mục tiêu đó thì không có cách nào khác hơn là phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”; “phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; phải “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.
GS. Thái nhận xét, đây toàn là những mệnh đề “đẹp”, nhưng có vẻ chưa hợp thực tiễn lúc này vì ít gắn kết với điều kiện mới của hội nhập quốc tế, khi năng suất lao động của Việt Nam còn rất kém, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thua xa thế giới, là nước “kém phát triển nhất” trong 12 nước sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Vậy có nên bớt đi những mỹ từ, những khẩu hiệu “có cánh” để đi vào các giải pháp căn cơ hơn, làm cho nước ta tiến nhanh, vững chắc và có cơ đuổi kịp các nước?
GS. Thái còn thấy tiếc vì “các quan điểm rất mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trải qua 25 năm, nhưng đã không được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể cho mục tiêu dài hạn, nên từ các định hướng chiến lược khó xây dựng được lộ trình, bước đi và đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể”.
Tán thành về quan điểm cần bớt đi các khẩu hiệu “có cánh”, nhóm các tác giả bao gồm GS.TS Lương Xuân Quỳ, GS.TS Lê Du Phong; GS.TS Mai Ngọc Cường, GS.TS Đỗ Đức Bình; GS.TS Hoàng Văn Hoa thấy rằng, cần có tư duy mới trong đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo các tác giả, rõ ràng trong ba mươi năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội rất đáng tự hào và vào năm 2010, chính thức được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình (mặc dù ở mức thu nhập trung bình thấp). Điều này, đã góp phần nâng vị trí và vị thế của Việt Nam trên thế giới tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nếu so với một số nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore chỉ trong vòng 20 đến 30 năm họ đã đưa đất nước từ một nước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá thành một nước phát triển.
Hay bên cạnh là nước láng giềng Trung Quốc, cùng điểm xuất phát như Việt Nam, nhưng sau hơn 30 năm cải cách đã mang lại thành tựu thần kỳ, đưa đất nước có GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) tăng lên nhanh chóng; từ một nước kinh tế xếp hàng thứ 6 thế giới năm 2005 thành nền kinh tế thứ 2 thế giới năm 2007, sau nước Mỹ.
Trong khi đó, ở nước ta, sự nghiệp đổi mới cũng đã được thực hiện được gần 30 năm nhưng những bước tiến đạt được còn ngắn, nền kinh tế không phải đã thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu, mà tụt hậu đã hiện hữu, biểu hiện ở năng suất lao động xã hội thấp.
Vì thế, trong đánh giá, chúng ta không chỉ dừng lại ở chỗ tự mình so mình cho là mình có nhiều thành tựu, mà cần phải thường xuyên nhìn sang các nước xung quanh để xem so với các nước này ta đạt được đến đâu.
Có như vậy mới thấy được mình đang còn thua kém các nước đó ở chỗ nào? Vì sao mình thua kém họ? Từ đó tìm ra những giải pháp mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, tránh được nguy cơ ngày càng tụt hậu.
Nói cách khác, trong đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ so sánh năm sau so với năm trước của bản thân nước ta, mà phải so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Dẫn ra ví dụ về cách tư duy hội nhập kinh tế và độc lập tự chủ, nhóm các nhà khoa học này thấy rằng, “tư duy của một số người, trong đó kể cả một số nhà lãnh đạo các cấp vẫn còn phân vân giữa hội nhập với độc lập tự chủ.
Đâu đó vẫn còn ý nghi ngại hội nhập làm cho ta mất độc lập, tự chủ, cho nên “phải làm theo cách của ta”, “đi theo kiểu của ta”.
Vì thế, đưa ra “mô hình của ta” và tự coi đó là “kiểu mới, chưa có trong lịch sử”. Chính điều này đang là cản trở cho sự phát triển nhanh và vững chắc của kinh tế - xã hội.
Đây là vấn đề mới được các diễn giả nhấn mạnh tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam 2016 - 2020, một số đột phá phát triển” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, ngày 4/9.
Tham gia diễn đàn, GS.TS. Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dành sự quan tâm đến việc đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
“Đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ, khai thác các lợi thế so sánh tĩnh và động để thực hiện sự phát triển độc đáo và khác biệt, tránh bị lệ thuộc và một đối tác riêng lẻ nào. Đó là một hướng của cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế thế hệ mới”, GS. Thái nhấn mạnh.
Ông nhắc lại nội dung văn kiện tại Đại hội Đảng lần thứ 10 (2006) về việc “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Trong điều kiện hiện nay, muốn sớm thực hiện được mục tiêu đó thì không có cách nào khác hơn là phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”; “phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; phải “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.
GS. Thái nhận xét, đây toàn là những mệnh đề “đẹp”, nhưng có vẻ chưa hợp thực tiễn lúc này vì ít gắn kết với điều kiện mới của hội nhập quốc tế, khi năng suất lao động của Việt Nam còn rất kém, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thua xa thế giới, là nước “kém phát triển nhất” trong 12 nước sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Vậy có nên bớt đi những mỹ từ, những khẩu hiệu “có cánh” để đi vào các giải pháp căn cơ hơn, làm cho nước ta tiến nhanh, vững chắc và có cơ đuổi kịp các nước?
GS. Thái còn thấy tiếc vì “các quan điểm rất mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trải qua 25 năm, nhưng đã không được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể cho mục tiêu dài hạn, nên từ các định hướng chiến lược khó xây dựng được lộ trình, bước đi và đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể”.
Tán thành về quan điểm cần bớt đi các khẩu hiệu “có cánh”, nhóm các tác giả bao gồm GS.TS Lương Xuân Quỳ, GS.TS Lê Du Phong; GS.TS Mai Ngọc Cường, GS.TS Đỗ Đức Bình; GS.TS Hoàng Văn Hoa thấy rằng, cần có tư duy mới trong đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo các tác giả, rõ ràng trong ba mươi năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội rất đáng tự hào và vào năm 2010, chính thức được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình (mặc dù ở mức thu nhập trung bình thấp). Điều này, đã góp phần nâng vị trí và vị thế của Việt Nam trên thế giới tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nếu so với một số nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore chỉ trong vòng 20 đến 30 năm họ đã đưa đất nước từ một nước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá thành một nước phát triển.
Hay bên cạnh là nước láng giềng Trung Quốc, cùng điểm xuất phát như Việt Nam, nhưng sau hơn 30 năm cải cách đã mang lại thành tựu thần kỳ, đưa đất nước có GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) tăng lên nhanh chóng; từ một nước kinh tế xếp hàng thứ 6 thế giới năm 2005 thành nền kinh tế thứ 2 thế giới năm 2007, sau nước Mỹ.
Trong khi đó, ở nước ta, sự nghiệp đổi mới cũng đã được thực hiện được gần 30 năm nhưng những bước tiến đạt được còn ngắn, nền kinh tế không phải đã thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu, mà tụt hậu đã hiện hữu, biểu hiện ở năng suất lao động xã hội thấp.
Vì thế, trong đánh giá, chúng ta không chỉ dừng lại ở chỗ tự mình so mình cho là mình có nhiều thành tựu, mà cần phải thường xuyên nhìn sang các nước xung quanh để xem so với các nước này ta đạt được đến đâu.
Có như vậy mới thấy được mình đang còn thua kém các nước đó ở chỗ nào? Vì sao mình thua kém họ? Từ đó tìm ra những giải pháp mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, tránh được nguy cơ ngày càng tụt hậu.
Nói cách khác, trong đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ so sánh năm sau so với năm trước của bản thân nước ta, mà phải so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Dẫn ra ví dụ về cách tư duy hội nhập kinh tế và độc lập tự chủ, nhóm các nhà khoa học này thấy rằng, “tư duy của một số người, trong đó kể cả một số nhà lãnh đạo các cấp vẫn còn phân vân giữa hội nhập với độc lập tự chủ.
Đâu đó vẫn còn ý nghi ngại hội nhập làm cho ta mất độc lập, tự chủ, cho nên “phải làm theo cách của ta”, “đi theo kiểu của ta”.
Vì thế, đưa ra “mô hình của ta” và tự coi đó là “kiểu mới, chưa có trong lịch sử”. Chính điều này đang là cản trở cho sự phát triển nhanh và vững chắc của kinh tế - xã hội.