Vinamilk vào top 50 công ty niêm yết châu Á - Thái Bình Dương
Đây là lần đầu tiên có một công ty Việt Nam được chọn vào danh sách này
Vào ngày 24/8 vừa qua, tạp chí Forbes Châu Á đã công bố danh sách 50 công ty niêm yết hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Fabulous 50, viết tắt FAB 50) với sự góp mặt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) ở vị trí thứ 24, tính theo vốn hóa thị trường.
Đây là lần đầu tiên có một công ty Việt Nam được chọn vào danh sách này, trong suốt 12 năm lịch sử của FAB 50.
Nói về Vinamilk, Forbes Châu Á cho biết: “Công thức bí mật của công ty “hot” nhất Việt Nam, chỉ cần hỏi bất kỳ trẻ em nào thì sẽ biết”.
Danh sách FAB 50 được Forbes Châu Á lập lần đầu tiên vào năm 2005 nhằm xếp hạng và công bố 50 công ty niêm yết hàng đầu của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ các lĩnh vực, ngành nghề như chế biến thực phẩm, công nghệ, bán lẻ, y tế….
Để chọn ra danh sách 50 công ty, đội ngũ phóng viên và biên tập viên của Forbes Asia cho biết đã sàng lọc 1.524 công ty được niêm yết có số vốn hóa tối thiểu là 1,7 tỷ USD của các quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc….
Các công ty còn phải trải qua một quá trình xem xét với nhiều tiêu chí: không có quá 50% cổ phần sở hữu thuộc nhà nước, không được thua lỗ và sụt giảm doanh thu trong 5 năm gần đây, không có tỷ lệ nợ (debt ratio) vượt quá 50%...
Bên cạnh các tiêu chí cơ bản, Forbes Châu Á còn kiểm tra năng lực tài chính của các công ty này bằng một loạt các phân tích và đo lường khác.
Đến giữa tháng 8/2016, Vinamilk đạt mức vốn hóa là 9.2 tỷ USD với doanh thu là 1.8 tỷ USD và được xếp thứ 24 trong danh sách FAB 50 năm 2016. Tính tới 29/8, vốn hóa thị trường của Vinamilk đạt mức kỷ lục là 10 tỷ USD.
Theo một báo cáo của Euromonitor về các công ty sữa trên toàn thế giới thì Vinamilk đang đứng thứ 49 về toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015 (ước tính của KPMG theo số liệu của Euromonitor). Doanh thu này hiện cao hơn 18% so với mức doanh thu trung bình của các công ty sữa ở châu Á.
Hiện nay ngoài 10 trang trại và 13 nhà máy trong nước, Vinamilk còn có 3 nhà máy tại Mỹ, New Zeland, Campuchia, 1 công ty con tại Ba Lan và đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới như Thái Lan, Myanmar và châu Phi.
Đây là lần đầu tiên có một công ty Việt Nam được chọn vào danh sách này, trong suốt 12 năm lịch sử của FAB 50.
Nói về Vinamilk, Forbes Châu Á cho biết: “Công thức bí mật của công ty “hot” nhất Việt Nam, chỉ cần hỏi bất kỳ trẻ em nào thì sẽ biết”.
Danh sách FAB 50 được Forbes Châu Á lập lần đầu tiên vào năm 2005 nhằm xếp hạng và công bố 50 công ty niêm yết hàng đầu của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ các lĩnh vực, ngành nghề như chế biến thực phẩm, công nghệ, bán lẻ, y tế….
Để chọn ra danh sách 50 công ty, đội ngũ phóng viên và biên tập viên của Forbes Asia cho biết đã sàng lọc 1.524 công ty được niêm yết có số vốn hóa tối thiểu là 1,7 tỷ USD của các quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc….
Các công ty còn phải trải qua một quá trình xem xét với nhiều tiêu chí: không có quá 50% cổ phần sở hữu thuộc nhà nước, không được thua lỗ và sụt giảm doanh thu trong 5 năm gần đây, không có tỷ lệ nợ (debt ratio) vượt quá 50%...
Bên cạnh các tiêu chí cơ bản, Forbes Châu Á còn kiểm tra năng lực tài chính của các công ty này bằng một loạt các phân tích và đo lường khác.
Đến giữa tháng 8/2016, Vinamilk đạt mức vốn hóa là 9.2 tỷ USD với doanh thu là 1.8 tỷ USD và được xếp thứ 24 trong danh sách FAB 50 năm 2016. Tính tới 29/8, vốn hóa thị trường của Vinamilk đạt mức kỷ lục là 10 tỷ USD.
Theo một báo cáo của Euromonitor về các công ty sữa trên toàn thế giới thì Vinamilk đang đứng thứ 49 về toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015 (ước tính của KPMG theo số liệu của Euromonitor). Doanh thu này hiện cao hơn 18% so với mức doanh thu trung bình của các công ty sữa ở châu Á.
Hiện nay ngoài 10 trang trại và 13 nhà máy trong nước, Vinamilk còn có 3 nhà máy tại Mỹ, New Zeland, Campuchia, 1 công ty con tại Ba Lan và đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới như Thái Lan, Myanmar và châu Phi.