Vingroup được chấp thuận tham gia các dự án đường sắt
Ngành đường sắt mong muốn Vingroup trở thành đối tác chiến lược trong việc khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt
Trên cơ sở đề xuất của Vingroup, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam vừa nhất trí tạo điều kiện để tập đoàn này trở thành nhà đầu tư vào dự án nâng cấp, cải tạo các nhà ga đường sắt mà ngành giao thông kêu gọi xã hội hóa.
Trong văn bản trả lời Vingroup mới đây về việc đầu tư xây dựng và thuê sử dụng các khu ga Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) mong muốn Vingroup trở thành “đối tác chiến lược trong việc khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt mà Nhà nước giao cho Tổng công ty quản lý”.
VNR cho rằng, điều này sẽ giúp khai thác có hiệu quả và giảm áp lực đầu tư từ ngân sách.
Theo đó, dự kiến phần diện tích chạy tàu và phục vụ hành khách các khu ga do Vingroup cải tạo, nâng cấp rồi bàn giao lại cho ngành đường sắt khai thác.
Toàn bộ diện tích không phục vụ chạy tàu sẽ được đầu tư mở rộng và cải tạo phục vụ việc khai thác kinh doanh thương mại và dịch vụ trên cơ sở được quy hoạch.
Phương án kinh doanh sẽ do hai bên thống nhất trên cơ sở thiết kế quy hoạch cũng như mức đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra.
Với ga Đà Nẵng, Vingroup đề xuất triển khai dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm có hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, trong số 3 ga kể trên, ngoài ga Đà Nẵng đã được ngành đường sắt và thành phố thống nhất kế hoạch di dời và xây mới, thì hai ga còn lại vẫn chưa rõ chủ trương cụ thể về phương án thực hiện đầu tư.
Trước đó, vào tháng 4/2015, trong một cuộc làm việc tại Bộ Giao thông Vận tải về xã hội hóa lĩnh vực đường sắt, đại diện Vingroup đã chính thức bày tỏ sự quan tâm đến các dự án xã hội hóa ngành đường sắt.
Ngoài Vingroup, các doanh nghiệp khác bao gồm: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng, Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển IndoTran Logistics (ITL), Công ty TNHH Express Trains ATH... cũng muốn tham gia đầu tư, thực hiện các dự án hạ tầng giao thông cũng như tiến hành khảo sát, đề xuất quy mô công năng của từng công trình, đề xuất quyền khai thác công trình.
Đối với ga Hà Nội, ngoài Vingroup muốn đầu tư, mới đây Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T cũng có kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải xin được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Trong văn bản trả lời Vingroup mới đây về việc đầu tư xây dựng và thuê sử dụng các khu ga Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) mong muốn Vingroup trở thành “đối tác chiến lược trong việc khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt mà Nhà nước giao cho Tổng công ty quản lý”.
VNR cho rằng, điều này sẽ giúp khai thác có hiệu quả và giảm áp lực đầu tư từ ngân sách.
Theo đó, dự kiến phần diện tích chạy tàu và phục vụ hành khách các khu ga do Vingroup cải tạo, nâng cấp rồi bàn giao lại cho ngành đường sắt khai thác.
Toàn bộ diện tích không phục vụ chạy tàu sẽ được đầu tư mở rộng và cải tạo phục vụ việc khai thác kinh doanh thương mại và dịch vụ trên cơ sở được quy hoạch.
Phương án kinh doanh sẽ do hai bên thống nhất trên cơ sở thiết kế quy hoạch cũng như mức đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra.
Với ga Đà Nẵng, Vingroup đề xuất triển khai dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm có hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, trong số 3 ga kể trên, ngoài ga Đà Nẵng đã được ngành đường sắt và thành phố thống nhất kế hoạch di dời và xây mới, thì hai ga còn lại vẫn chưa rõ chủ trương cụ thể về phương án thực hiện đầu tư.
Trước đó, vào tháng 4/2015, trong một cuộc làm việc tại Bộ Giao thông Vận tải về xã hội hóa lĩnh vực đường sắt, đại diện Vingroup đã chính thức bày tỏ sự quan tâm đến các dự án xã hội hóa ngành đường sắt.
Ngoài Vingroup, các doanh nghiệp khác bao gồm: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng, Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển IndoTran Logistics (ITL), Công ty TNHH Express Trains ATH... cũng muốn tham gia đầu tư, thực hiện các dự án hạ tầng giao thông cũng như tiến hành khảo sát, đề xuất quy mô công năng của từng công trình, đề xuất quyền khai thác công trình.
Đối với ga Hà Nội, ngoài Vingroup muốn đầu tư, mới đây Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T cũng có kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải xin được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.