“Vòng luẩn quẩn” khó gỡ tại các đại hội cổ đông
Câu hỏi cuối cùng rất đơn giản: tổ chức đại hội cổ đông để làm gì?
Thời điểm này, thay vì tất bật lo tổng kết cuối năm, lo lương thưởng cho nhân viên, lãnh đạo hàng trăm doanh nghiệp lại ngồi chật kín hội trường để chia sẻ những kinh nghiệm làm sao tổ chức được một đại hội cổ đông thành công.
Hoạt động đầu tiên trong tuần lễ quản trị công ty do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức vừa qua bất ngờ thu hút được nhiều doanh nghiệp niêm yết tham dự. Như đại diện HNX chia sẻ, riêng việc chọn thời điểm đã là khá mạo hiểm vì cuối năm doanh nghiệp nào cũng “trăm công nghìn việc”.
Vì thế, nội chuyện số đại biểu tham dự rất đông cũng đã là một thành công, khi nhu cầu của doanh nghiệp đã đi sâu hơn về chất với một nội dung tưởng như rất bình thường: làm thế nào để tổ chức tốt một đại hội cổ đông?
Chọn 5% hay 95%?
Mùa đại hội cổ đông chỉ còn vài tháng nữa là bắt đầu vào “chính vụ”.
Đối với cổ đông, cứ trong danh sách là đi dự. Đối với doanh nghiệp, khi đã là đại chúng thì cứ ấn định một ngày họp mặt. Câu chuyện tổ chức đại hội cổ đông tưởng như rất bình thường như vậy, trên thực tế lại làm nảy sinh rất nhiều vấn đề, và câu hỏi cuối cùng rất đơn giản: tổ chức để làm gì?
Đại hội cổ đông là một mắt xích quan trọng trong công tác quản trị công ty và hệ thống pháp luật đối với một công ty đại chúng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng rằng các tiêu chí của thông lệ quản trị công ty tốt chỉ có khoảng 5% là yêu cầu bắt buộc, còn lại 95% là khuyến khích và tự nguyện. Pháp luật có thể yêu cầu, có thể xử phạt nhưng nếu doanh nghiệp cảm thấy không cần thiết, hoạt động quản trị sẽ mang tính đối phó.
Vậy doanh nghiệp sẽ hướng tới đáp ứng 5% bắt buộc, hay tập trung hơn vào 95% tự nguyện để nâng cao giá trị của bản thân?
“Chúng tôi tổ chức tuần lễ quản trị công ty nhằm giúp các doanh nghiệp nào thực sự thấy cần nâng cao chất lượng quản trị sẽ tham gia, HNX sẽ giúp đỡ, thậm chí là bắc cầu tới cơ quan quản lý”, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó tổng giám đốc HNX nói.
Điều khó khăn nhất trong việc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt hơn chính là thay đổi nhận thức của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp. Món phạt vài chục triệu đồng cho những sai phạm không phải là vấn đề lớn và cũng không gây thiệt hại gì nhiều đối với một doanh nghiệp cố tình thực hiện một cách đối phó. Điều quan trọng hơn là thông điệp gửi tới thị trường, cộng đồng nhà đầu tư về một doanh nghiệp quản trị không tốt, nghĩa là rủi ro cao.
Một điểm cũng rất thú vị, là trên thị trường hiện tại có tới 60%-70% doanh nghiệp niêm yết “kêu” rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp, chẳng hạn dưới giá trị sổ sách.
Đại diện doanh nghiệp chỉ biết băn khoăn và mong muốn thị trường định giá cổ phiếu của mình cao hơn, trong khi lại không tập trung vào công tác quản trị, truyền thông, công bố thông tin, quan hệ với nhà đầu tư…
Thiếu sót nhỏ, rắc rối lớn
Đa số doanh nghiệp và nhà đầu tư đã quen thuộc với một đại hội cổ đông bình thường: đọc văn bản, thảo luận, biểu quyết, kết luận thành công và... ra về.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Phương Chi, Giám đốc Tư vấn quản trị doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán FPT, kết quả khảo sát các đại hội cổ đông thường niên năm 2014 cho thấy nhiều vấn đề như vỡ kế hoạch tổ chức lần 1, không đủ tỉ lệ biểu quyết thông qua chương trình nghị sự; nghị quyết đại hội cổ đông bị hủy do có sai sót trong trình tự thủ tục; trao đổi thảo thuận chưa được chuẩn bị thấu đáo; không quan tâm đến việc mời cổ đông nhỏ lẻ…
Từ những kinh nghiệm thực tế, bà Chi nói đã có trường hợp sai sót xảy ra ngay từ đầu như nhầm lẫn thư mời khiến cổ đông có quyền dự họp không nhận được tài liệu đầy đủ, nội dung đại hội công bố trên mạng khác với nội dung gửi đi… khiến cổ đông cho rằng quyền lợi bị vi phạm và nảy sinh tranh chấp.
Một thống kê khác của HNX với các đại hội cổ đông 2014 cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu, thậm chí là mang tính kỹ thuật.
Chẳng hạn vẫn có khoảng 13% biên bản họp được đại hội cổ đông thông qua khác với nội dung nghị quyết đại hội; hơn 12% biên bản đại hội không ghi rõ kết quả biểu quyết và nghị quyết đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp…
Những thiếu sót tưởng như nhỏ này lại có thể dẫn tới các rắc rối lớn khi xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông.
Để hướng tới một đại hội cổ đông chất lượng hơn, bà Vũ Thúy Ngà, Giám đốc Phòng quản lý niêm yết HNX khuyến nghị công bố thêm thông tin với những hoạt động khác như kết quả giám sát đối với giám đốc/tổng giám đốc điều hành và cán bộ quản lý khác trong báo cáo của hội đồng quản trị. Hiện chỉ có 12,3% số doanh nghiệp thực hiện điều này.
Đại hội cổ đông cũng nên chọn lựa một đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm, thay vì ủy quyền cho hội đồng quản trị lựa chọn. Hiện trên 80% đại hội cổ đông vẫn thực hiện ủy quyền. Đại hội cũng nên thông qua chi tiết thù lao của từng cá nhân thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Thống kê của HNX cho thấy chỉ khoảng 46% số đại hội có thông qua thù lao này.
Trách nhiệm với đồng vốn
Hiện tượng nhiều đại hội cổ đông diễn ra một cách nhạt nhẽo và nhàm chán có thể là kết quả của một vòng luẩn quẩn: doanh nghiệp tổ chức không tốt, làm đại khái dẫn đến cổ đông chán nản, cũng tham dự cho có hoặc không tham dự.
Điều ngược lại cũng đúng: cổ đông thiếu trách nhiệm, chỉ quan tâm tới lướt sóng, đầu cơ, ít quan tâm tới hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
Thống kê các đại hội cổ đông 2014 cho thấy HNX năm vừa rồi có 7 doanh nghiệp phải tổ chức đại hội cổ đông lần 2 và 5 doanh nghiệp phải tổ chức lần 3. HSX có có 7 doanh nghiệp và 2 doanh nghiệp tương tự.
Việc không tổ chức được đại hội cổ đông ngay lần triệu tập đầu tiên chủ yếu là do không đủ 65% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Quy định mới trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã sửa đổi một chút, với yêu cầu lần đầu chỉ còn 51% và lần 2 là 33%. Tuy nhiên một thực tế là vẫn có số rất lớn doanh nghiệp tổ chức thành công ngay từ lần đầu tiên.
Đối với nhà đầu tư, chất lượng của một kỳ đại hội cổ đông không nằm ở con số kế hoạch hay lợi nhuận đã đạt được, mà chính là “khuôn mặt”, tầm nhìn của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ hội được trao đổi cũng như cách thức giải đáp thắc mắc cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo.
Chất lượng một buổi thảo luận kế hoạch kinh doanh tại đại hội cổ đông không bao giờ là yếu tố bắt buộc trong quản trị công ty, nhưng nên là điều được chú ý nhiều nhất.
Bà Nguyễn Thị Phương Chi cho biết đã tham gia rất nhiều đại hội cổ đông nhưng đa phần cuộc đối thoại không được chuẩn bị kỹ: “Những câu hỏi khó về quản trị được đặt ra và doanh nghiệp không trả lời được, đặc biệt là khi nhà đầu tư nước ngoài hỏi. Doanh nghiệp xin bảo lưu câu trả lời nhưng rồi cũng mất hút luôn”.
“Chúng tôi đã tham dự nhiều kỳ đại hội nhưng rất ít công ty có đại diện kiểm toán độc lập để giải thích các vấn đề trong báo cáo tài chính. Thống kê của HNX cũng chỉ rõ rằng chỉ có 8,5% biên bản đại hội cổ đông có ghi nhận bằng chứng về việc có sự tham dự của kiểm toán viên/đại diện đơn vị kiểm toán tại đại hội”.
Cần nhấn mạnh rằng các vấn đề nói trên không không phải là bắt buộc. Do đó cổ đông có thể phải gây áp lực lên doanh nghiệp, chẳng hạn đòi hỏi phải có kiểm toán viên, đòi hỏi được thông qua thù lao chi tiết với lãnh đạo doanh nghiệp.
Phía ngược lại, không ai đi phạt doanh nghiệp nếu thiếu kiểm toán viên, nhưng doanh nghiệp đang hướng tới 95% tự nguyện trong quản trị công ty tốt hơn, hay chỉ lo đối phó với 5% yêu cầu từ cơ quan quản lý?
Bởi dù sao, một đại hội cổ đông chất lượng là lời PR tốt nhất cho doanh nghiệp và là cơ hội tạo niềm tin nhanh chóng nhất.
Hoạt động đầu tiên trong tuần lễ quản trị công ty do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức vừa qua bất ngờ thu hút được nhiều doanh nghiệp niêm yết tham dự. Như đại diện HNX chia sẻ, riêng việc chọn thời điểm đã là khá mạo hiểm vì cuối năm doanh nghiệp nào cũng “trăm công nghìn việc”.
Vì thế, nội chuyện số đại biểu tham dự rất đông cũng đã là một thành công, khi nhu cầu của doanh nghiệp đã đi sâu hơn về chất với một nội dung tưởng như rất bình thường: làm thế nào để tổ chức tốt một đại hội cổ đông?
Chọn 5% hay 95%?
Mùa đại hội cổ đông chỉ còn vài tháng nữa là bắt đầu vào “chính vụ”.
Đối với cổ đông, cứ trong danh sách là đi dự. Đối với doanh nghiệp, khi đã là đại chúng thì cứ ấn định một ngày họp mặt. Câu chuyện tổ chức đại hội cổ đông tưởng như rất bình thường như vậy, trên thực tế lại làm nảy sinh rất nhiều vấn đề, và câu hỏi cuối cùng rất đơn giản: tổ chức để làm gì?
Đại hội cổ đông là một mắt xích quan trọng trong công tác quản trị công ty và hệ thống pháp luật đối với một công ty đại chúng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng rằng các tiêu chí của thông lệ quản trị công ty tốt chỉ có khoảng 5% là yêu cầu bắt buộc, còn lại 95% là khuyến khích và tự nguyện. Pháp luật có thể yêu cầu, có thể xử phạt nhưng nếu doanh nghiệp cảm thấy không cần thiết, hoạt động quản trị sẽ mang tính đối phó.
Vậy doanh nghiệp sẽ hướng tới đáp ứng 5% bắt buộc, hay tập trung hơn vào 95% tự nguyện để nâng cao giá trị của bản thân?
“Chúng tôi tổ chức tuần lễ quản trị công ty nhằm giúp các doanh nghiệp nào thực sự thấy cần nâng cao chất lượng quản trị sẽ tham gia, HNX sẽ giúp đỡ, thậm chí là bắc cầu tới cơ quan quản lý”, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó tổng giám đốc HNX nói.
Điều khó khăn nhất trong việc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt hơn chính là thay đổi nhận thức của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp. Món phạt vài chục triệu đồng cho những sai phạm không phải là vấn đề lớn và cũng không gây thiệt hại gì nhiều đối với một doanh nghiệp cố tình thực hiện một cách đối phó. Điều quan trọng hơn là thông điệp gửi tới thị trường, cộng đồng nhà đầu tư về một doanh nghiệp quản trị không tốt, nghĩa là rủi ro cao.
Một điểm cũng rất thú vị, là trên thị trường hiện tại có tới 60%-70% doanh nghiệp niêm yết “kêu” rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp, chẳng hạn dưới giá trị sổ sách.
Đại diện doanh nghiệp chỉ biết băn khoăn và mong muốn thị trường định giá cổ phiếu của mình cao hơn, trong khi lại không tập trung vào công tác quản trị, truyền thông, công bố thông tin, quan hệ với nhà đầu tư…
Thiếu sót nhỏ, rắc rối lớn
Đa số doanh nghiệp và nhà đầu tư đã quen thuộc với một đại hội cổ đông bình thường: đọc văn bản, thảo luận, biểu quyết, kết luận thành công và... ra về.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Phương Chi, Giám đốc Tư vấn quản trị doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán FPT, kết quả khảo sát các đại hội cổ đông thường niên năm 2014 cho thấy nhiều vấn đề như vỡ kế hoạch tổ chức lần 1, không đủ tỉ lệ biểu quyết thông qua chương trình nghị sự; nghị quyết đại hội cổ đông bị hủy do có sai sót trong trình tự thủ tục; trao đổi thảo thuận chưa được chuẩn bị thấu đáo; không quan tâm đến việc mời cổ đông nhỏ lẻ…
Từ những kinh nghiệm thực tế, bà Chi nói đã có trường hợp sai sót xảy ra ngay từ đầu như nhầm lẫn thư mời khiến cổ đông có quyền dự họp không nhận được tài liệu đầy đủ, nội dung đại hội công bố trên mạng khác với nội dung gửi đi… khiến cổ đông cho rằng quyền lợi bị vi phạm và nảy sinh tranh chấp.
Một thống kê khác của HNX với các đại hội cổ đông 2014 cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu, thậm chí là mang tính kỹ thuật.
Chẳng hạn vẫn có khoảng 13% biên bản họp được đại hội cổ đông thông qua khác với nội dung nghị quyết đại hội; hơn 12% biên bản đại hội không ghi rõ kết quả biểu quyết và nghị quyết đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp…
Những thiếu sót tưởng như nhỏ này lại có thể dẫn tới các rắc rối lớn khi xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông.
Để hướng tới một đại hội cổ đông chất lượng hơn, bà Vũ Thúy Ngà, Giám đốc Phòng quản lý niêm yết HNX khuyến nghị công bố thêm thông tin với những hoạt động khác như kết quả giám sát đối với giám đốc/tổng giám đốc điều hành và cán bộ quản lý khác trong báo cáo của hội đồng quản trị. Hiện chỉ có 12,3% số doanh nghiệp thực hiện điều này.
Đại hội cổ đông cũng nên chọn lựa một đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm, thay vì ủy quyền cho hội đồng quản trị lựa chọn. Hiện trên 80% đại hội cổ đông vẫn thực hiện ủy quyền. Đại hội cũng nên thông qua chi tiết thù lao của từng cá nhân thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Thống kê của HNX cho thấy chỉ khoảng 46% số đại hội có thông qua thù lao này.
Trách nhiệm với đồng vốn
Hiện tượng nhiều đại hội cổ đông diễn ra một cách nhạt nhẽo và nhàm chán có thể là kết quả của một vòng luẩn quẩn: doanh nghiệp tổ chức không tốt, làm đại khái dẫn đến cổ đông chán nản, cũng tham dự cho có hoặc không tham dự.
Điều ngược lại cũng đúng: cổ đông thiếu trách nhiệm, chỉ quan tâm tới lướt sóng, đầu cơ, ít quan tâm tới hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
Thống kê các đại hội cổ đông 2014 cho thấy HNX năm vừa rồi có 7 doanh nghiệp phải tổ chức đại hội cổ đông lần 2 và 5 doanh nghiệp phải tổ chức lần 3. HSX có có 7 doanh nghiệp và 2 doanh nghiệp tương tự.
Việc không tổ chức được đại hội cổ đông ngay lần triệu tập đầu tiên chủ yếu là do không đủ 65% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Quy định mới trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã sửa đổi một chút, với yêu cầu lần đầu chỉ còn 51% và lần 2 là 33%. Tuy nhiên một thực tế là vẫn có số rất lớn doanh nghiệp tổ chức thành công ngay từ lần đầu tiên.
Đối với nhà đầu tư, chất lượng của một kỳ đại hội cổ đông không nằm ở con số kế hoạch hay lợi nhuận đã đạt được, mà chính là “khuôn mặt”, tầm nhìn của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ hội được trao đổi cũng như cách thức giải đáp thắc mắc cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo.
Chất lượng một buổi thảo luận kế hoạch kinh doanh tại đại hội cổ đông không bao giờ là yếu tố bắt buộc trong quản trị công ty, nhưng nên là điều được chú ý nhiều nhất.
Bà Nguyễn Thị Phương Chi cho biết đã tham gia rất nhiều đại hội cổ đông nhưng đa phần cuộc đối thoại không được chuẩn bị kỹ: “Những câu hỏi khó về quản trị được đặt ra và doanh nghiệp không trả lời được, đặc biệt là khi nhà đầu tư nước ngoài hỏi. Doanh nghiệp xin bảo lưu câu trả lời nhưng rồi cũng mất hút luôn”.
“Chúng tôi đã tham dự nhiều kỳ đại hội nhưng rất ít công ty có đại diện kiểm toán độc lập để giải thích các vấn đề trong báo cáo tài chính. Thống kê của HNX cũng chỉ rõ rằng chỉ có 8,5% biên bản đại hội cổ đông có ghi nhận bằng chứng về việc có sự tham dự của kiểm toán viên/đại diện đơn vị kiểm toán tại đại hội”.
Cần nhấn mạnh rằng các vấn đề nói trên không không phải là bắt buộc. Do đó cổ đông có thể phải gây áp lực lên doanh nghiệp, chẳng hạn đòi hỏi phải có kiểm toán viên, đòi hỏi được thông qua thù lao chi tiết với lãnh đạo doanh nghiệp.
Phía ngược lại, không ai đi phạt doanh nghiệp nếu thiếu kiểm toán viên, nhưng doanh nghiệp đang hướng tới 95% tự nguyện trong quản trị công ty tốt hơn, hay chỉ lo đối phó với 5% yêu cầu từ cơ quan quản lý?
Bởi dù sao, một đại hội cổ đông chất lượng là lời PR tốt nhất cho doanh nghiệp và là cơ hội tạo niềm tin nhanh chóng nhất.