“Xả lũ ngập dân thì không thể gọi là đúng quy trình được”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận cái gọi là “đúng quy trình” khi các đơn vị xả lũ gây thiệt hai cho người dân
“Không thể để tình trạng xả lũ làm tăng ngập cho dân vùng hạ lưu rồi lại trả lời là xả đúng quy trình. Cái quy trình đó là sai, không thể chấp nhận được”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, chiều 17/4.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai còn nhiều mặt tồn tại, bất cập cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn thời gian tới, như nhiều nơi còn chủ quan, chưa nhận thức tốt về công tác này. Luật Phòng chống thiên tai có hiệu lực từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng xong kế hoạch cấp quốc gia.
Đáng chú ý, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập phải rà soát, sửa đổi ngay. Đơn cử như một số công trình thủy điện, giao thông, khu dân cư thiếu kiểm tra, giám sát từ khâu lập quy hoạch, chưa quan tâm việc phòng ngừa các tác động của thiên tai, làm gia tăng rủi ro thiên tai trong khu vực.
Thủ tướng cũng chỉ rõ, các hồ chứa nước bên cạnh phục vụ thủy điện, thủy lợi thì phải phục vụ chống lũ, chống hạn. Không hể để tình trạng xây hồ chứa nước nhưng khi hạn thì hồ lại cạn kiệt, thiếu nước chống hạn, như vậy là quy trình điều tiết hồ sai.
Cùng với đó, hiện vẫn còn tình trạng thành phố ngay cạnh biển nhưng lại không thoát được lũ ra biển, mà còn bị lụt nhiều ngày do không tiêu thoát được. Điều này cho thấy quản lý xây dựng không quy hoạch hoặc quy hoạch xây dựng sai vì không tính đến đường thoát lũ.
Một vấn đề khác cũng được Thủ tướng nêu ra là quỹ phòng chống thiên tai do cấp xã, phường thu nhưng lại nộp hết về tỉnh, thành phố, sau đó phường, xã lại phải đi xin như thời bao cấp. Như vậy, tạo cơ chế xin - cho trong khi cấp xã phải làm rất nhiều việc về phòng chống thiên tai theo Luật Phòng chống thiên tai.
“Sao không giao quyền chủ động hơn cho cấp xã?”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Về công tác dự báo, Thủ tướng cho rằng bên cạnh một số kết quả tích cực, còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều khi gây bất ngờ lớn. Công tác thông tin tuyên truyền chưa đến được với tất cả người dân, nhất là vùng thôn bản, vùng sâu, vùng xa nên có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi mưa lũ đến.
Quy trình thủ tục hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai còn chậm, còn máy móc. Việc tiếp nhận, phân bổ hỗ trợ ở một số địa phương chưa minh bạch, phát sinh thắc mắc, khiếu nại như báo chí đã phản ánh.
Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng vi phạm quy định pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai còn khá phổ biến, chậm được khắc phục. “Nổi cộm là nạn cát tặc, khai thác trái phép trên các dòng sông, lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch, làm sạt lở đê, kè, cản trở, suy giảm khả năng thoát lũ, tăng nguy cơ, rủi ro thiên tai”, Thủ tướng nói.
Ông cũng yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào xây dựng bản đồ số ở các loại tỉ lệ thích hợp theo từng vùng miền, địa phương; quản lý rủi ro thiên tai thông qua ứng dụng các phần mềm chuyên dùng, thông qua ứng dụng tin học, các nhà mạng để truyền tin, nhận tin, đào tạo từ xa, giao ban trực tuyến…
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, chiều 17/4.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai còn nhiều mặt tồn tại, bất cập cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn thời gian tới, như nhiều nơi còn chủ quan, chưa nhận thức tốt về công tác này. Luật Phòng chống thiên tai có hiệu lực từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng xong kế hoạch cấp quốc gia.
Đáng chú ý, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập phải rà soát, sửa đổi ngay. Đơn cử như một số công trình thủy điện, giao thông, khu dân cư thiếu kiểm tra, giám sát từ khâu lập quy hoạch, chưa quan tâm việc phòng ngừa các tác động của thiên tai, làm gia tăng rủi ro thiên tai trong khu vực.
Thủ tướng cũng chỉ rõ, các hồ chứa nước bên cạnh phục vụ thủy điện, thủy lợi thì phải phục vụ chống lũ, chống hạn. Không hể để tình trạng xây hồ chứa nước nhưng khi hạn thì hồ lại cạn kiệt, thiếu nước chống hạn, như vậy là quy trình điều tiết hồ sai.
Cùng với đó, hiện vẫn còn tình trạng thành phố ngay cạnh biển nhưng lại không thoát được lũ ra biển, mà còn bị lụt nhiều ngày do không tiêu thoát được. Điều này cho thấy quản lý xây dựng không quy hoạch hoặc quy hoạch xây dựng sai vì không tính đến đường thoát lũ.
Một vấn đề khác cũng được Thủ tướng nêu ra là quỹ phòng chống thiên tai do cấp xã, phường thu nhưng lại nộp hết về tỉnh, thành phố, sau đó phường, xã lại phải đi xin như thời bao cấp. Như vậy, tạo cơ chế xin - cho trong khi cấp xã phải làm rất nhiều việc về phòng chống thiên tai theo Luật Phòng chống thiên tai.
“Sao không giao quyền chủ động hơn cho cấp xã?”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Về công tác dự báo, Thủ tướng cho rằng bên cạnh một số kết quả tích cực, còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều khi gây bất ngờ lớn. Công tác thông tin tuyên truyền chưa đến được với tất cả người dân, nhất là vùng thôn bản, vùng sâu, vùng xa nên có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi mưa lũ đến.
Quy trình thủ tục hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai còn chậm, còn máy móc. Việc tiếp nhận, phân bổ hỗ trợ ở một số địa phương chưa minh bạch, phát sinh thắc mắc, khiếu nại như báo chí đã phản ánh.
Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng vi phạm quy định pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai còn khá phổ biến, chậm được khắc phục. “Nổi cộm là nạn cát tặc, khai thác trái phép trên các dòng sông, lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch, làm sạt lở đê, kè, cản trở, suy giảm khả năng thoát lũ, tăng nguy cơ, rủi ro thiên tai”, Thủ tướng nói.
Ông cũng yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào xây dựng bản đồ số ở các loại tỉ lệ thích hợp theo từng vùng miền, địa phương; quản lý rủi ro thiên tai thông qua ứng dụng các phần mềm chuyên dùng, thông qua ứng dụng tin học, các nhà mạng để truyền tin, nhận tin, đào tạo từ xa, giao ban trực tuyến…