Xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán như “phủi bụi”
Nhiều vi phạm đã diễn ra đối với các công ty ty đại chúng nhưng mức xử phạt quá nhẹ nên ai cũng “vui vẻ”
Chỉ nội trong tháng 9/2008, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán đã ra quyết định xử phạt 28 công ty đại chúng do phát hành “chui” hàng ngàn tỷ đồng và cảnh cáo hàng loạt các giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát diễn ra “chui” không báo cáo.
Tuy nhiên, mức xử phạt quá nhẹ, nên ai cũng “vui vẻ”!
Toàn bộ 28 công ty đại chúng này đều thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ (phát hành “chui”) và phân phối chứng khoán không đúng quy định của Luật Chứng khoán từ tháng 2/2007 đến cuối năm 2007 nhưng mãi hơn một năm sau Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới phát hiện ra và ra quyết định xử lý với mức phạt chỉ có 20-30 triệu đồng.
Riêng Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương bị phạt cao nhất là 70 triệu đồng do có tình tiết tăng nặng là đã thực hiện 2 đợt phát hành chui trong năm 2007.
Một vi phạm khá phổ biến nữa là chây ỳ không đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do lo ngại phải công bố thông tin công khai định kỳ theo quy định, tiết lộ “thân phận” trước các đối thủ cạnh tranh và cơ quan thuế.
Ngoài ra, theo Ban Quản lý phát hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những vi phạm phổ biến của các công ty đại chúng là doanh nghiệp chưa cho cổ đông đăng ký quyền sở hữu cổ phần, hạn chế quyền tham dự đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ, nhiều doanh nghiệp không gửi chương trình họp đại hội cổ đông cho cổ đông.
Một tình trạng khác là chia cổ tức không công bằng. Nhiều ngân hàng chia cổ phiếu phổ thông thành nhiều loại khác nhau, trả cổ tức dựa trên thời gian phát hành. Do thiếu thông tin, nhà đầu tư mua cổ phiếu, đến khi nhận cổ tức mới biết loại cổ phiếu mình mua được nhận ít cổ tức.
Tình trạng cổ đông lớn, cổ đông sáng lập được nhiều ưu đãi hơn cổ đông thường xảy ra ở nhiều doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp công bố thông tin chậm, đến hạn nhưng không nộp báo cáo tài chính năm, số liệu không chính xác, báo cáo kiểm toán đưa ra các điểm ngoại trừ lớn hơn cả vốn chủ sở hữu.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, một chuyên gia kiến nghị, pháp luật Việt Nam cần có quy định cho phép cổ đông thiểu số có quyền kiện thành viên hội đồng quản trị để bảo vệ lợi ích thiểu số của mình trong trường hợp lợi ích này bị xâm phạm.
Do vậy, phải có quy định tăng thêm trách nhiệm pháp lý bảo vệ quyền của những cổ đông nhỏ.
Trong hệ thống các công ty chứng khoán, vi phạm cũng ngày càng tăng. Suốt hơn 2 năm qua, hàng lọat các đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán đã vi phạm hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, trong đó một số công ty vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng cũng chỉ bị phạt cảnh cáo.
Mới đây nhất, ngày 25 và 26/9/2008, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quyết định xử phạt cùng lúc 7 đại diện giao dịch của 7 công ty chứng khoán thành viên (Mê Kông, Sao Việt, Tầm Nhìn, Đệ Nhất, Đại Việt, Công thương và ACBS) do các công ty trên đã vi phạm hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ.
Tệ hơn nữa là Công ty Chứng khoán Phố Wall công bố thông tin không chính xác trên website của công ty là có 3 chi nhánh ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng trong khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận thành lập 3 chi nhánh này, nhưng cũng chỉ bị cảnh cáo.
Chính do không có những hình phạt nặng và nghiêm khắc nên đã dẫn đến những sai phạm ngày càng tăng mạnh và “nguy hiểm” như: Lỗ dài dài nhưng vẫn báo cáo có lãi, kiểm toán chưa minh bạch, chưa có giấy phép thành lập ngân hàng đã huy động vốn cổ phần của công chúng.
Đối với công ty niêm yết, hàng loạt các giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm sóat đang diễn ra “chui” không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, làm hại đến giao dịch của những cổ đông nhỏ và có dấu hiệu giao dịch thâu tóm hay giao dịch thao túng giá cổ phiếu nhưng cũng chỉ bị nhắc nhở nên đâu lại vào đấy, sai phạm ngày càng lớn lên.
Một sai phạp “hợp pháp” đang diễn ra là công ty mẹ với thương hiệu có tên tuổi đang làm ăn hiệu quả bỗng dưng huy động vốn cổ phần của cả cán bộ công nhên viên trong ngành để thành lập công ty con (công ty mẹ nắm cổ phần chi phối) cùng ngành nghề rồi sau thời gian ngắn ra quyết định sáp nhập vào công ty mẹ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thuộc công ty mẹ và mang lại lợi ích lớn cho những cổ đông ở công ty con vì họ tự nhiên được “ăn theo” thương hiệu của công ty mẹ.
Tuy nhiên, mức xử phạt quá nhẹ, nên ai cũng “vui vẻ”!
Toàn bộ 28 công ty đại chúng này đều thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ (phát hành “chui”) và phân phối chứng khoán không đúng quy định của Luật Chứng khoán từ tháng 2/2007 đến cuối năm 2007 nhưng mãi hơn một năm sau Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới phát hiện ra và ra quyết định xử lý với mức phạt chỉ có 20-30 triệu đồng.
Riêng Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương bị phạt cao nhất là 70 triệu đồng do có tình tiết tăng nặng là đã thực hiện 2 đợt phát hành chui trong năm 2007.
Một vi phạm khá phổ biến nữa là chây ỳ không đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do lo ngại phải công bố thông tin công khai định kỳ theo quy định, tiết lộ “thân phận” trước các đối thủ cạnh tranh và cơ quan thuế.
Ngoài ra, theo Ban Quản lý phát hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những vi phạm phổ biến của các công ty đại chúng là doanh nghiệp chưa cho cổ đông đăng ký quyền sở hữu cổ phần, hạn chế quyền tham dự đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ, nhiều doanh nghiệp không gửi chương trình họp đại hội cổ đông cho cổ đông.
Một tình trạng khác là chia cổ tức không công bằng. Nhiều ngân hàng chia cổ phiếu phổ thông thành nhiều loại khác nhau, trả cổ tức dựa trên thời gian phát hành. Do thiếu thông tin, nhà đầu tư mua cổ phiếu, đến khi nhận cổ tức mới biết loại cổ phiếu mình mua được nhận ít cổ tức.
Tình trạng cổ đông lớn, cổ đông sáng lập được nhiều ưu đãi hơn cổ đông thường xảy ra ở nhiều doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp công bố thông tin chậm, đến hạn nhưng không nộp báo cáo tài chính năm, số liệu không chính xác, báo cáo kiểm toán đưa ra các điểm ngoại trừ lớn hơn cả vốn chủ sở hữu.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, một chuyên gia kiến nghị, pháp luật Việt Nam cần có quy định cho phép cổ đông thiểu số có quyền kiện thành viên hội đồng quản trị để bảo vệ lợi ích thiểu số của mình trong trường hợp lợi ích này bị xâm phạm.
Do vậy, phải có quy định tăng thêm trách nhiệm pháp lý bảo vệ quyền của những cổ đông nhỏ.
Trong hệ thống các công ty chứng khoán, vi phạm cũng ngày càng tăng. Suốt hơn 2 năm qua, hàng lọat các đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán đã vi phạm hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, trong đó một số công ty vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng cũng chỉ bị phạt cảnh cáo.
Mới đây nhất, ngày 25 và 26/9/2008, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quyết định xử phạt cùng lúc 7 đại diện giao dịch của 7 công ty chứng khoán thành viên (Mê Kông, Sao Việt, Tầm Nhìn, Đệ Nhất, Đại Việt, Công thương và ACBS) do các công ty trên đã vi phạm hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ.
Tệ hơn nữa là Công ty Chứng khoán Phố Wall công bố thông tin không chính xác trên website của công ty là có 3 chi nhánh ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng trong khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận thành lập 3 chi nhánh này, nhưng cũng chỉ bị cảnh cáo.
Chính do không có những hình phạt nặng và nghiêm khắc nên đã dẫn đến những sai phạm ngày càng tăng mạnh và “nguy hiểm” như: Lỗ dài dài nhưng vẫn báo cáo có lãi, kiểm toán chưa minh bạch, chưa có giấy phép thành lập ngân hàng đã huy động vốn cổ phần của công chúng.
Đối với công ty niêm yết, hàng loạt các giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm sóat đang diễn ra “chui” không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, làm hại đến giao dịch của những cổ đông nhỏ và có dấu hiệu giao dịch thâu tóm hay giao dịch thao túng giá cổ phiếu nhưng cũng chỉ bị nhắc nhở nên đâu lại vào đấy, sai phạm ngày càng lớn lên.
Một sai phạp “hợp pháp” đang diễn ra là công ty mẹ với thương hiệu có tên tuổi đang làm ăn hiệu quả bỗng dưng huy động vốn cổ phần của cả cán bộ công nhên viên trong ngành để thành lập công ty con (công ty mẹ nắm cổ phần chi phối) cùng ngành nghề rồi sau thời gian ngắn ra quyết định sáp nhập vào công ty mẹ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thuộc công ty mẹ và mang lại lợi ích lớn cho những cổ đông ở công ty con vì họ tự nhiên được “ăn theo” thương hiệu của công ty mẹ.