Xử phạt vi phạm môi trường: “Hồi kết” khác biệt của Tung Kuang và Vedan
Cùng một hành vi, vì sao Tung Kuang lại chịu "án" nhẹ hơn Vedan?
Ngày 6/4 vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương đã ký quyết định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường đối với chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang, với mức tiền phạt 312,1 triệu đồng.
Đây là tổng số tiền xử phạt của nhiều khoản khác nhau, bao gồm: phạt chi nhánh 170 triệu đồng do không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; phạt 100 triệu đồng do xả nước thải với lưu lượng 250 m3/ngày có chỉ tiêu ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép; phạt 40 triệu đồng bởi trong nước thải có chất nguy hại là Crom IV vượt tiêu chuẩn và phạt 2,1 triệu đồng do trốn nộp phí xả nước thải đối với số lượng nước thải không qua xử lý.
Như vậy là khả năng vụ xả thải của Tung Kuang bị “chìm xuồng” như lo lắng của nhiều người đã bị loại trừ. Tuy nhiên, cách thức mà UBND tỉnh Hải Dương “xử” Tung Kuang khiến dư luận không khỏi băn khoăn, đặc biệt là khi so sánh với trường hợp Vedan
Về bản chất, hành vi của Tung Kuang và Vedan là tương tự nhau. Cả hai đều xây dựng hệ thống xả thải trộm, đã từng xả thải khối lượng lớn và đều đã bị cảnh sát môi trường bắt quả tang sau quá trình điều tra công phu.
Khác biệt là, ngay sau khi phát hiện, Vedan đã bị kiện, bị tẩy chay và cuối cùng đã phải chấp nhận bồi thường 220 tỷ đồng cho hành vi của mình. Trong khi đó, sau khi bị phát hiện, vụ việc tại Tung Kuang ít được nhắc đến trong một năm qua, và giờ đây án phạt mà công ty này nhận được là khá “nhẹ nhàng”.
Có những câu hỏi được đặt ra xung quanh sự việc này. Phải chăng chính quyền tỉnh Hải Dương đánh giá sự việc này theo cách riêng, rằng không thực sự nghiêm trọng như vụ Vedan? Phải chăng người dân Hải Dương đã không có được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết để tiến hành một vụ kiện?
Phải chăng Tung Kuang đã “khôn” hơn Vedan khi chọn giải pháp im lặng và tìm đến một án phạt nhẹ nhàng mang tính hành chính, hay Vedan đã “xui” hơn khi trở thành một điển hình về sự vô đạo đức trong kinh doanh?
Nếu như vụ Vedan đã trở thành bài học cho nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, coi thường pháp luật, coi thường đạo đức, thì giờ đây, dường như vụ Tung Kuang đang làm nhạt nhòa bài học đó. Tính chất “tiền lệ” của vụ Vedan, để từ đó có thể viện dẫn cho nhiều vụ việc khác trong tương lai, đang bị một “tiền lệ” khác khỏa lấp.
Đây là tổng số tiền xử phạt của nhiều khoản khác nhau, bao gồm: phạt chi nhánh 170 triệu đồng do không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; phạt 100 triệu đồng do xả nước thải với lưu lượng 250 m3/ngày có chỉ tiêu ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép; phạt 40 triệu đồng bởi trong nước thải có chất nguy hại là Crom IV vượt tiêu chuẩn và phạt 2,1 triệu đồng do trốn nộp phí xả nước thải đối với số lượng nước thải không qua xử lý.
Như vậy là khả năng vụ xả thải của Tung Kuang bị “chìm xuồng” như lo lắng của nhiều người đã bị loại trừ. Tuy nhiên, cách thức mà UBND tỉnh Hải Dương “xử” Tung Kuang khiến dư luận không khỏi băn khoăn, đặc biệt là khi so sánh với trường hợp Vedan
Về bản chất, hành vi của Tung Kuang và Vedan là tương tự nhau. Cả hai đều xây dựng hệ thống xả thải trộm, đã từng xả thải khối lượng lớn và đều đã bị cảnh sát môi trường bắt quả tang sau quá trình điều tra công phu.
Khác biệt là, ngay sau khi phát hiện, Vedan đã bị kiện, bị tẩy chay và cuối cùng đã phải chấp nhận bồi thường 220 tỷ đồng cho hành vi của mình. Trong khi đó, sau khi bị phát hiện, vụ việc tại Tung Kuang ít được nhắc đến trong một năm qua, và giờ đây án phạt mà công ty này nhận được là khá “nhẹ nhàng”.
Có những câu hỏi được đặt ra xung quanh sự việc này. Phải chăng chính quyền tỉnh Hải Dương đánh giá sự việc này theo cách riêng, rằng không thực sự nghiêm trọng như vụ Vedan? Phải chăng người dân Hải Dương đã không có được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết để tiến hành một vụ kiện?
Phải chăng Tung Kuang đã “khôn” hơn Vedan khi chọn giải pháp im lặng và tìm đến một án phạt nhẹ nhàng mang tính hành chính, hay Vedan đã “xui” hơn khi trở thành một điển hình về sự vô đạo đức trong kinh doanh?
Nếu như vụ Vedan đã trở thành bài học cho nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, coi thường pháp luật, coi thường đạo đức, thì giờ đây, dường như vụ Tung Kuang đang làm nhạt nhòa bài học đó. Tính chất “tiền lệ” của vụ Vedan, để từ đó có thể viện dẫn cho nhiều vụ việc khác trong tương lai, đang bị một “tiền lệ” khác khỏa lấp.