Xuất khẩu da giày vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của toàn ngành da giày đã đạt kim ngạch gần 3 tỷ USD
Mặc dù, trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đã đạt gần 3 tỷ USD, nhưng theo đánh giá của Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (Lefaso), xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, giày dép xuất khẩu tiếp tục là một trong các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Nửa đầu năm, mặt hàng này đã vươn lên vị trí thứ 3, sau dệt may và dầu thô với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ.
Tiêu thụ sản phẩm giày dép của Việt Nam thời gian qua cũng đã có sự chuyển hoá, các sản phẩm cấp thấp, rẻ tiền như giày, dép bằng cao su đều giảm và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (chỉ đạt khoảng 54,6%).
Trong khi các sản phẩm giày dép bằng da thật và giả da lại tăng, đặc biệt là giày thể thao và giày vải.
Nhưng theo phát biểu bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Lefaso tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương vừa tổ chức, thì đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành vẫn khá hạn chế, chỉ ở mức 30%, còn các doanh nghiệp FDI tỷ lệ này là 70%.
Bà Tòng còn cho biết thêm, với tình hình như hiện nay cả năm 2011, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sẽ đạt 6 tỷ USD. Mặt hàng cặp, túi xách, năm nay cũng sẽ lọt vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD” - những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu da giầy có nhiều khả quan nhưng Lefaso cho rằng ngành này vẫn còn phải đối mặt với khá nhiều yếu tố rủi ro.
Hiện các doanh nghiệp trong ngành da giày đã xây dựng được cơ sở hạ tầng đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng và đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng không ít đơn vị lại không dám nhận do e ngại các yếu tố đầu vào tăng, cộng thêm với việc tới đây lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh lên.
Khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp vẫn là tình trạng thiếu hụt lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vì thiếu hụt nhân công đã phải thu hẹp sản xuất.
Ngoài ra, tuy thuế chống bán phá đối với giày mũ da của Việt Nam do EU áp đã chính thức chấm dứt vào ngày 31/3/2011, nhưng Uỷ ban châu Âu (EC) vẫn tiếp tục giám sát mặt hàng này thêm một năm nữa để có sẵn số liệu áp dụng cho các biện pháp phòng vệ khẩn cấp nếu cần.
Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, giày dép xuất khẩu tiếp tục là một trong các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Nửa đầu năm, mặt hàng này đã vươn lên vị trí thứ 3, sau dệt may và dầu thô với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ.
Tiêu thụ sản phẩm giày dép của Việt Nam thời gian qua cũng đã có sự chuyển hoá, các sản phẩm cấp thấp, rẻ tiền như giày, dép bằng cao su đều giảm và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (chỉ đạt khoảng 54,6%).
Trong khi các sản phẩm giày dép bằng da thật và giả da lại tăng, đặc biệt là giày thể thao và giày vải.
Nhưng theo phát biểu bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Lefaso tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương vừa tổ chức, thì đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành vẫn khá hạn chế, chỉ ở mức 30%, còn các doanh nghiệp FDI tỷ lệ này là 70%.
Bà Tòng còn cho biết thêm, với tình hình như hiện nay cả năm 2011, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sẽ đạt 6 tỷ USD. Mặt hàng cặp, túi xách, năm nay cũng sẽ lọt vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD” - những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu da giầy có nhiều khả quan nhưng Lefaso cho rằng ngành này vẫn còn phải đối mặt với khá nhiều yếu tố rủi ro.
Hiện các doanh nghiệp trong ngành da giày đã xây dựng được cơ sở hạ tầng đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng và đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng không ít đơn vị lại không dám nhận do e ngại các yếu tố đầu vào tăng, cộng thêm với việc tới đây lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh lên.
Khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp vẫn là tình trạng thiếu hụt lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vì thiếu hụt nhân công đã phải thu hẹp sản xuất.
Ngoài ra, tuy thuế chống bán phá đối với giày mũ da của Việt Nam do EU áp đã chính thức chấm dứt vào ngày 31/3/2011, nhưng Uỷ ban châu Âu (EC) vẫn tiếp tục giám sát mặt hàng này thêm một năm nữa để có sẵn số liệu áp dụng cho các biện pháp phòng vệ khẩn cấp nếu cần.