Xuất siêu không bền?
Đã rất lâu Việt Nam mới xuất siêu. Tuy nhiên, vấn đề là hiện tượng này có bền vững?
Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan vừa nhóm họp để đưa ra con số dự báo tình hình xuất, nhập khẩu tháng 3/2009.
Theo đó, xuất khẩu được dự báo đạt khoảng 4,7 tỷ USD, nhập khẩu chỉ ước khoảng 4,3 tỷ USD.
Với kết quả này, tháng 3/2009, Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 400 triệu USD. Đây là hiện tượng khá “hiếm”, bởi vì đã rất lâu Việt Nam mới xuất siêu. Tuy nhiên, vấn đề là hiện tượng này có bền vững?
Theo bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), nguyên nhân chính dẫn tới xuất siêu của Việt Nam trong tháng Ba này vẫn tiếp tục đến từ tái xuất vàng tăng mạnh, ước tính khoảng trên 800 triệu USD (theo số liệu được công bố, kim ngạch xuất khẩu nhóm đá quý, kim loại quý trong tháng 3/2009 đạt khoảng 850 triệu USD).
Với diễn biến này, bà Thủy cũng nhìn nhận xuất siêu không phải xu hướng bền vững, vì biến động giá vàng rất phức tạp, không thể chắc chắn giá vàng thế giới vẫn tiếp tục cao hơn giá vàng trong nước, tạo cơ hội cho tái xuất vàng trong thời gian tới.
Hơn nữa, bà Thủy nhận mạnh rằng lượng vàng dự trữ trong dân rất khó đoán định, vì vậy không có cơ sở để ước tính lượng vàng còn có thể tái xuất là bao nhiêu. Một chi tiết quan trọng được bà Thủy cho VnEconomy biết, đó là “lượng vàng tái xuất cuối tháng Ba này đã ít đi rồi”.
“Nếu trừ giá trị vàng tái xuất, Việt Nam vẫn nhập siêu trong tháng 3/2009”, bà Thủy nói.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế vĩ mô, ông Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS cũng đồng quan điểm rằng xuất siêu chưa thực sự bền vững.
Theo ông, việc tái xuất vàng được tính vào giá trị xuất khẩu đã làm tăng xuất siêu của Việt Nam. Điều này không phản ánh đúng thực trạng vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, “con số xuất siêu trong ba tháng đầu năm chưa nói lên điều gì”, ông nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nói thêm rằng trong tình hình hiện nay, xuất khẩu nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… có tốc độ sụt giảm rất cao, thì việc xuất khẩu 3 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tăng 2,4% và tiếp tục xuất siêu vẫn có thể cho là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế.
Theo đó, xuất khẩu được dự báo đạt khoảng 4,7 tỷ USD, nhập khẩu chỉ ước khoảng 4,3 tỷ USD.
Với kết quả này, tháng 3/2009, Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 400 triệu USD. Đây là hiện tượng khá “hiếm”, bởi vì đã rất lâu Việt Nam mới xuất siêu. Tuy nhiên, vấn đề là hiện tượng này có bền vững?
Theo bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), nguyên nhân chính dẫn tới xuất siêu của Việt Nam trong tháng Ba này vẫn tiếp tục đến từ tái xuất vàng tăng mạnh, ước tính khoảng trên 800 triệu USD (theo số liệu được công bố, kim ngạch xuất khẩu nhóm đá quý, kim loại quý trong tháng 3/2009 đạt khoảng 850 triệu USD).
Với diễn biến này, bà Thủy cũng nhìn nhận xuất siêu không phải xu hướng bền vững, vì biến động giá vàng rất phức tạp, không thể chắc chắn giá vàng thế giới vẫn tiếp tục cao hơn giá vàng trong nước, tạo cơ hội cho tái xuất vàng trong thời gian tới.
Hơn nữa, bà Thủy nhận mạnh rằng lượng vàng dự trữ trong dân rất khó đoán định, vì vậy không có cơ sở để ước tính lượng vàng còn có thể tái xuất là bao nhiêu. Một chi tiết quan trọng được bà Thủy cho VnEconomy biết, đó là “lượng vàng tái xuất cuối tháng Ba này đã ít đi rồi”.
“Nếu trừ giá trị vàng tái xuất, Việt Nam vẫn nhập siêu trong tháng 3/2009”, bà Thủy nói.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế vĩ mô, ông Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS cũng đồng quan điểm rằng xuất siêu chưa thực sự bền vững.
Theo ông, việc tái xuất vàng được tính vào giá trị xuất khẩu đã làm tăng xuất siêu của Việt Nam. Điều này không phản ánh đúng thực trạng vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, “con số xuất siêu trong ba tháng đầu năm chưa nói lên điều gì”, ông nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nói thêm rằng trong tình hình hiện nay, xuất khẩu nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… có tốc độ sụt giảm rất cao, thì việc xuất khẩu 3 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tăng 2,4% và tiếp tục xuất siêu vẫn có thể cho là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế.