Yêu cầu Bộ Công an vào cuộc vụ tàu cá bị rỉ sét
Theo phản ánh của báo chí, ngư dân nhiều địa phương ven biển miền Trung đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc làm rõ chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Theo đó, theo phản ánh của báo chí và dư luận về vụ việc tàu cá đóng mới theo Nghị định số 67/2014 của Chính phủ tại một số địa phương không đảm bảo chất lượng để hoạt động thủy sản, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ vụ việc đóng tàu kém chất lượng ở Bình Định và một số địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 8/2017.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ trên.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, ngư dân nhiều địa phương ven biển miền Trung đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất kể từ khi Chính phủ có Nghị định 67. Theo đó, Chính phủ chủ trương cho ngư dây vay vốn ưu đãi để đóng tàu vỏ thép và mua sắm ngư cụ đánh bắt xa bờ.
Tuy nhiên, thay vì được tự ý thiết kế, đặt hàng tàu vỏ thép, hàng trăm ngư dân đã phải mua tàu của các đơn vị thiết kế sẵn, không thể sử dụng được cho hoạt động đánh bắt xa bờ của mình.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng hôm 30/6 vừa qua, ngoài 18 tàu thép mới bàn giao đã gỉ sét nghiêm trọng, liên tục gặp sự cố ở Bình Định, Phú Yên có 2/5 tàu vỏ thép bị hư hỏng máy phát điện và cần cẩu, hiện đã hoạt động bình thường.
18/23 tàu ở Thanh Hoá bị trục trặc về máy phát điện, cần cẩu, tời, hầm bảo quản; đa số tàu đã hoạt động trở lại, riêng hai tàu còn đậu cảng để sửa chữa máy phát điện.
Ở Quảng Nam, 34/35 tàu vỏ thép đóng mới đi vào hoạt động, số còn lại chủ tàu không chấp nhận máy chính do cơ sở đóng tàu lắp đặt nên chưa ra khơi. Các tỉnh còn lại đang tiếp tục kiểm tra, rà soát chất lượng và hiệu quả của tàu vỏ thép.
Về định hướng xử lý đối với 2 cơ sở đóng tàu công ty TNHH MTV Nam Triệu, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng với tỉnh Bình Định giám sát 2 cơ sở trên, thực hiện các cam kết khắc phục với những lỗi mà tổ thẩm định đã chỉ ra.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng số tàu cá được đóng mới tăng thêm theo Nghị định 67, được phân bổ cho các địa phương là 2.284 chiếc, trong đó tàu khai thác hải sản xa bờ là 2.079 chiếc, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ là 205 chiếc.
Đến ngày 31/5/2017, các tỉnh đã phê duyệt 1.948 chủ tàu đủ điều kiện được vay vốn, trong đó, chủ tàu đủ điều kiện đóng mới là 1.510 tàu (tàu vỏ thép 619 tàu, vỏ composite 149 tàu, vỏ gỗ 742 tàu); nâng cấp 438 tàu.
Trong số 1.948 chủ tàu đã được phê duyệt, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng với 981 chủ tàu, số tiền cam kết cho vay là 9.710 tỷ đồng, đã giải ngân là 8.783 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 5/2017, số tàu đóng xong đi vào hoạt động là 666 tàu, trong đó có 297 tàu vỏ thép, 347 tàu vỏ gỗ, và tàu chất liệu composite là 22 tàu.
Theo đó, theo phản ánh của báo chí và dư luận về vụ việc tàu cá đóng mới theo Nghị định số 67/2014 của Chính phủ tại một số địa phương không đảm bảo chất lượng để hoạt động thủy sản, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ vụ việc đóng tàu kém chất lượng ở Bình Định và một số địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 8/2017.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ trên.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, ngư dân nhiều địa phương ven biển miền Trung đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất kể từ khi Chính phủ có Nghị định 67. Theo đó, Chính phủ chủ trương cho ngư dây vay vốn ưu đãi để đóng tàu vỏ thép và mua sắm ngư cụ đánh bắt xa bờ.
Tuy nhiên, thay vì được tự ý thiết kế, đặt hàng tàu vỏ thép, hàng trăm ngư dân đã phải mua tàu của các đơn vị thiết kế sẵn, không thể sử dụng được cho hoạt động đánh bắt xa bờ của mình.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng hôm 30/6 vừa qua, ngoài 18 tàu thép mới bàn giao đã gỉ sét nghiêm trọng, liên tục gặp sự cố ở Bình Định, Phú Yên có 2/5 tàu vỏ thép bị hư hỏng máy phát điện và cần cẩu, hiện đã hoạt động bình thường.
18/23 tàu ở Thanh Hoá bị trục trặc về máy phát điện, cần cẩu, tời, hầm bảo quản; đa số tàu đã hoạt động trở lại, riêng hai tàu còn đậu cảng để sửa chữa máy phát điện.
Ở Quảng Nam, 34/35 tàu vỏ thép đóng mới đi vào hoạt động, số còn lại chủ tàu không chấp nhận máy chính do cơ sở đóng tàu lắp đặt nên chưa ra khơi. Các tỉnh còn lại đang tiếp tục kiểm tra, rà soát chất lượng và hiệu quả của tàu vỏ thép.
Về định hướng xử lý đối với 2 cơ sở đóng tàu công ty TNHH MTV Nam Triệu, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng với tỉnh Bình Định giám sát 2 cơ sở trên, thực hiện các cam kết khắc phục với những lỗi mà tổ thẩm định đã chỉ ra.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng số tàu cá được đóng mới tăng thêm theo Nghị định 67, được phân bổ cho các địa phương là 2.284 chiếc, trong đó tàu khai thác hải sản xa bờ là 2.079 chiếc, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ là 205 chiếc.
Đến ngày 31/5/2017, các tỉnh đã phê duyệt 1.948 chủ tàu đủ điều kiện được vay vốn, trong đó, chủ tàu đủ điều kiện đóng mới là 1.510 tàu (tàu vỏ thép 619 tàu, vỏ composite 149 tàu, vỏ gỗ 742 tàu); nâng cấp 438 tàu.
Trong số 1.948 chủ tàu đã được phê duyệt, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng với 981 chủ tàu, số tiền cam kết cho vay là 9.710 tỷ đồng, đã giải ngân là 8.783 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 5/2017, số tàu đóng xong đi vào hoạt động là 666 tàu, trong đó có 297 tàu vỏ thép, 347 tàu vỏ gỗ, và tàu chất liệu composite là 22 tàu.