Yêu cầu sàng lọc kỹ nhà đầu tư vào Phú Quốc
Trong quý 3/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc trình Thủ tướng và Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho Phú Quốc
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo đối với đề án phát triển đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.
Theo Phó thủ tướng, việc xây dựng đề án phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang, tiến tới thành lập đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương là chưa đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng từ tháng 12/2012.
Thực tế là đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ trình Thủ tướng dự thảo quyết định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc.
Do đó, trong thời gian tới, Phó thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và tỉnh Kiên Giang luận cứ thật rõ về sự cần thiết xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc, trong đó cần tham khảo đề xuất của Quảng Ninh về cơ chế, chính sách cho đảo Vân Đồn.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc phải xem xét, lựa chọn nhà đầu tư trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu tiên các doanh nghiệp lớn, kỹ thuật cao và bảo vệ môi trường.
Về ban hành các văn bản, quy định chính sách đặc thù cho Phú Quốc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và Chính phủ, trong quý 3/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc trình Thủ tướng và Chính phủ ban hành.
Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và tỉnh Kiên Giang chủ động có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Đảng xin lùi thời gian trình Bộ Chính trị đề án này sang quý 4/2013.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đã được phê duyệt, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế - hành chính vào năm 2020 với vai trò là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
Trong đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc do Chính phủ phê duyệt từ năm 2004, huyện đảo này được xác định là một khu vực qua trọng, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và thế giới; có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Mới đây, tỉnh Kiên Giang đã dừng chủ trương đầu tư 93 dự án trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc, với tổng diện tích hơn 5.500 ha do nhà đầu tư không dàn xếp được nguồn vốn, năng lực tài chính yếu kém, không có khả năng triển khai dự án; nhà đầu tư để dự án vượt quá thời gian quy định, dự án “treo” và không còn phù hợp với quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc…
Theo Phó thủ tướng, việc xây dựng đề án phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang, tiến tới thành lập đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương là chưa đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng từ tháng 12/2012.
Thực tế là đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ trình Thủ tướng dự thảo quyết định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc.
Do đó, trong thời gian tới, Phó thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và tỉnh Kiên Giang luận cứ thật rõ về sự cần thiết xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc, trong đó cần tham khảo đề xuất của Quảng Ninh về cơ chế, chính sách cho đảo Vân Đồn.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc phải xem xét, lựa chọn nhà đầu tư trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu tiên các doanh nghiệp lớn, kỹ thuật cao và bảo vệ môi trường.
Về ban hành các văn bản, quy định chính sách đặc thù cho Phú Quốc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và Chính phủ, trong quý 3/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc trình Thủ tướng và Chính phủ ban hành.
Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và tỉnh Kiên Giang chủ động có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Trung ương Đảng xin lùi thời gian trình Bộ Chính trị đề án này sang quý 4/2013.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đã được phê duyệt, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế - hành chính vào năm 2020 với vai trò là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
Trong đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc do Chính phủ phê duyệt từ năm 2004, huyện đảo này được xác định là một khu vực qua trọng, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và thế giới; có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Mới đây, tỉnh Kiên Giang đã dừng chủ trương đầu tư 93 dự án trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc, với tổng diện tích hơn 5.500 ha do nhà đầu tư không dàn xếp được nguồn vốn, năng lực tài chính yếu kém, không có khả năng triển khai dự án; nhà đầu tư để dự án vượt quá thời gian quy định, dự án “treo” và không còn phù hợp với quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc…