Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay xây dựng, cải tạo ở Trường Sa
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi liên quan đến việc Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cải tạo ở Trường Sa
“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
Đó là quan điểm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, được Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định trước câu hỏi của báo giới liên quan đến việc Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cải tạo ở Trường Sa.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/1, bà Phạm Thu Hằng, cho hay quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán.
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố của các bên ở biển Đông (DOC) và chấm dứt ngay các hoạt động cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, đồng thời không được tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
Trước đó, ngày 21/1, Philippines và Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước những hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên biển Đông. Đặc biệt, các quan chức quốc phòng và ngoại giao Philippines miêu tả việc cải tạo của Bắc Kinh ở biển Đông là “đồ sộ” và “rất nghiêm trọng”.
Nhiều ý kiến đánh giá, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự nhằm mở đường cho tham vọng kiểm soát toàn bộ biển Đông. Một loạt các đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đang xây dựng đều thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực, trong đó có những đá có vị trí chiến lược như đá Chữ Thập, Gạc Ma.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về chính sách bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước, trong đó có Bộ Ngoại giao luôn đặt ưu tiên trọng tâm và thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao giải quyết triệt để, nhanh chóng, kịp thời bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.
Đối với những trường hợp công dân Việt Nam gặp khó khăn tại nước ngoài, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài nhanh chóng liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu xác minh thông tin tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết đối với công dân đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam trên cơ sở luật pháp của nước sở tại và luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao cũng khuyến cáo các công dân Việt Nam ở nước ngoài khi gặp khó khăn thì ngay lập tức liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại, hoặc nếu ở nước nào không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam thì liên hệ với cơ quan chức năng của nước sở tại để có những biện pháp bảo hộ và giúp đỡ cần thiết.
Đó là quan điểm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, được Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định trước câu hỏi của báo giới liên quan đến việc Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cải tạo ở Trường Sa.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/1, bà Phạm Thu Hằng, cho hay quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán.
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố của các bên ở biển Đông (DOC) và chấm dứt ngay các hoạt động cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, đồng thời không được tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
Trước đó, ngày 21/1, Philippines và Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước những hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên biển Đông. Đặc biệt, các quan chức quốc phòng và ngoại giao Philippines miêu tả việc cải tạo của Bắc Kinh ở biển Đông là “đồ sộ” và “rất nghiêm trọng”.
Nhiều ý kiến đánh giá, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự nhằm mở đường cho tham vọng kiểm soát toàn bộ biển Đông. Một loạt các đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đang xây dựng đều thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực, trong đó có những đá có vị trí chiến lược như đá Chữ Thập, Gạc Ma.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về chính sách bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước, trong đó có Bộ Ngoại giao luôn đặt ưu tiên trọng tâm và thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao giải quyết triệt để, nhanh chóng, kịp thời bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.
Đối với những trường hợp công dân Việt Nam gặp khó khăn tại nước ngoài, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài nhanh chóng liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu xác minh thông tin tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết đối với công dân đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam trên cơ sở luật pháp của nước sở tại và luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao cũng khuyến cáo các công dân Việt Nam ở nước ngoài khi gặp khó khăn thì ngay lập tức liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại, hoặc nếu ở nước nào không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam thì liên hệ với cơ quan chức năng của nước sở tại để có những biện pháp bảo hộ và giúp đỡ cần thiết.