10 “nữ tướng” doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ
Có nhiều doanh nghiệp trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Mỹ nằm dưới sự lãnh đạo của nữ giám đốc điều hành
Trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn, có không ít doanh nghiệp nằm dưới quyền lãnh đạo của nữ giới. Hãng tin CNN điểm qua top 10 nữ giám đốc điều hành (CEO) của Mỹ, xếp theo vị trí của công ty trong Fortune 500.
1. Patricia Woertz
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Archer Daniels Midland (ADM)
Vị trí công ty trong Fortune 500: 27
Tuổi: 57
Mức thù lao: 15,5 triệu USD
ADM là một công ty chuyên về chế biến các sản phẩm nông sản. Trong thời kỳ hoàng kim của hoạt động sản xuất nhiên liệu ethanol cách đây không lâu, CEO Woertz đã đẩy mạnh phát triển lĩnh vực ethanol tại ADM. Tuy nhiên, với sự xuống dốc của thị trường ethanol, nữ CEO này đã quay trở lại trọng tâm là các mặt hàng nông sản.
Bà Woertz từng làm việc tại hãng dầu lửa khổng lồ Chevron. Dưới sự lãnh đạo của bà, ADM từng là nhà sản xuất ethanol hàng đầu của Mỹ.
2. Angela F. Braly
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: WellPoint
Vị trí công ty trong Fortune 500: 31
Tuổi: 48
Mức thù lao: 13,1 triệu USD
Trước khi ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo cao nhất của WellPoint, bà Braly đã từng làm luật sư trưởng cho công ty bảo hiểm y tế này. Chương trình đại cải tổ hệ thống chăm sóc y tế mà Tổng thống Barack Obama đưa ra đã khiến lãnh đạo các hãng bảo hiểm ở Mỹ lo lắng, nhưng bà Braly thì đã quá quen với việc chịu áp lực.
Gần đây, bà đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về lý do tại sao năm ngoái công ty của bà tăng phí bảo hiểm thêm 40% ở California. Ngoài ra, việc lương thưởng của nữ CEO này tăng gấp rưỡi trong năm ngoái cũng khiến các cơ quan chức năng của Mỹ càng gây sức ép lớn đối với WellPoint nói riêng và ngành bảo hiểm nước này nói chung.
3. Indra K. Nooyi
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: PepsiCo
Vị trí công ty trong Fortune 500: 50
Tuổi: 52
Mức thù lao: 15,8 triệu USD
CEO Nooyi đã tận dụng đợt suy thoái kinh tế này như một cơ hội tốt để thúc đẩy thương hiệu Pepsi. Ngoài việc thay đổi hình ảnh cho một số sản phẩm chính, bà Nooyi còn có những quyết định táo bạo như lần đầu tiên quảng cáo Pepsi trong giải bóng bầu dục Super Bowl, hay chi 20 triệu USD để quảng cáo trên mạng xã hội ảo Facebook.
Bà Nooyi đã nắm chức CEO của hãng đồ uống Pepsi từ năm 2006. Hiện bà đang cùng Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama nỗ lực chống tình trạng béo phì ở trẻ em, với cam kết sẽ đưa nước soda ra khỏi trường học ở 200 quốc gia trên thế giới trong thời gian từ nay tới năm 2012, đồng thời sẽ đưa ra các thông số dinh dưỡng của Pepsi ra mặt trước của chai nước.
4. Irene B. Rosenfeld
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Kraft Foods
Vị trí công ty trong Fortune 500: 53
Tuổi: 56
Mức thù lao: 26,3 triệu USD
Từng làm việc 30 năm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, đồng thời đã giữ ghế CEO của Kraft 4 năm, nhưng bà Rosenfeld đã chịu vô số áp lực khi Kraft thực hiện vụ mua lại đối thủ Cadbury của Anh vào hồi đầu năm nay. Kết quả của vụ sáp nhập này là sự ra đời của hãng sản xuất kẹo vào hàng lớn nhất thế giới.
Lợi nhuận quý 4/2009 của Kraft đã tăng gấp 4 lần. Bà Rosefend khẳng định, thương vụ Cadbury sẽ còn giúp lợi nhuận của Kraft tăng mạnh trong thời gian tới.
5. Lynn L. Elsenhans
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Sunoco
Vị trí công ty trong Fortune 500: 78
Tuổi: 52
Mức thù lao: 1,9 triệu USD
Elsenhans là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một công ty dầu lửa lớn của Mỹ. Ngay khi nhậm chức CEO Sunoco, người phụ nữ này đã gây bất ngờ bằng cách thực hiện một cuộc đại cải tổ chiến lược của công ty. Trước khi làm việc Sunoco, bà Elsenhans từng có thời gian làm việc trong mảng lọc hóa của Shell.
Dưới sự lãnh đạo của bà Elsenhans, Sunoco là công ty lọc hóa dầu đầu tiên của Mỹ đóng cửa một nhà máy lọc dầu lớn ở nước này. Bà còn mạnh tay bán lại một số mảng hoạt động lớn của Sunoco.
6. Ellen J. Kullman
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: DuPont
Vị trí công ty trong Fortune 500: 86
Tuổi: 52
Mức thù lao: 10 triệu USD
Ngay trong năm đầu tiên (2009) nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất trong ty chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp khoa học DuPont, bà Kullman đã phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn, bao gồm việc sa thải 14.500 nhân viên. Mục đích của việc cắt giảm lực lượng lao động của DuPont là nhằm tránh sự sụt giảm lợi nhuận trong suy thoái.
Kết quả của những điều chỉnh này là khá khả quan. Doanh thu từ các sản phẩm mới đã chiếm tới 40% tổng doanh thu của DuPont trong năm ngoái, một mức cao chưa từng có.
7. Mary F. Sammons
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Rite Aid
Vị trí công ty trong Fortune 500: 89
Tuổi: 63
Mức thù lao: 2,5 triệu USD
Hãng bán lẻ dược phẩm Rite Aid của bà Sammons đã có 11 quý liền làm ăn thua lỗ. Tháng 6/2009, bà Sammons đã chuyển chiếc ghế CEO sang cho ông John Standley, sau khi đã nắm giữ vị trí này suốt 6 năm. Tuy nhiên, bà vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng.
8. Carol M. Meyrowitz
Chức danh: Chủ tịch công ty kiêm CEO
Công ty: TJX
Vị trí công ty trong Fortune 500: 119
Tuổi: 55
Mức thù lao: 8,7 triệu USD
2009 là một năm xuôi chèo mát mái đối với hãng bán lẻ thời trang bình dân TJX. Tuy nhiên, thành công này có được một phần còn nhờ chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang tên Maxxnista mà CEO Meyrowitz tung ra. Giá cổ phiếu và lợi nhuận của TJX đang đạt tới những con số kỷ lục.
Bà Meyrowitz đã hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ 30 năm và trở thành CEO của TJX từ năm 2007.
9. Ursula M. Burns
Chức danh: CEO
Công ty: Xerox
Vị trí công ty trong Fortune 500: 152
Tuổi: 55
Mức thù lao: 11,2 triệu USD
Trước khi trở thành CEO của hãng máy in Xerox, bà Burns đã làm việc ở công ty này 30 năm. Bà là phụ nữ gốc Phi đầu tiên trở thành CEO của một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ.
Để khắc phục tình trạng suy giảm doanh số do ảnh hưởng của suy thoái, vị nữ CEO này đã cam kết thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí trong năm nay, bao gồm việc giảm bớt 2.500 việc làm. Tháng 11/2009, bà được Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ định làm người dẫn dắt việc thực hiện sáng kiến STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) của Nhà Trắng.
10. Brenda C. Barnes
Chức danh: Chủ tịch kiêm CEO
Công ty: Sara Lee
Vị trí công ty trong Fortune 500: 180
Tuổi: 55
Mức thù lao: 15,2 triệu USD
Lãnh đạo hãng thực phẩm và các sản phẩm gia dụng Sara Lee được 5 năm, bà Barnes quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa công ty này về với trọng tâm cũ là một hãng thực phẩm. Để làm được điều này, bà đã mạnh tay bán lại nhiều bộ phận như mảng sản xuất hương liệu dùng trong nhà cho P&G với giá 470 triệu USD, hay bộ phận sản xuất xà bông và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho Unilever với giá 1,88 tỷ USD.
Trước khi gia nhập Sare Lee, bà Barnes từng làm việc suốt 22 năm trong hãng đồ uống Pepsi.
1. Patricia Woertz
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Archer Daniels Midland (ADM)
Vị trí công ty trong Fortune 500: 27
Tuổi: 57
Mức thù lao: 15,5 triệu USD
ADM là một công ty chuyên về chế biến các sản phẩm nông sản. Trong thời kỳ hoàng kim của hoạt động sản xuất nhiên liệu ethanol cách đây không lâu, CEO Woertz đã đẩy mạnh phát triển lĩnh vực ethanol tại ADM. Tuy nhiên, với sự xuống dốc của thị trường ethanol, nữ CEO này đã quay trở lại trọng tâm là các mặt hàng nông sản.
Bà Woertz từng làm việc tại hãng dầu lửa khổng lồ Chevron. Dưới sự lãnh đạo của bà, ADM từng là nhà sản xuất ethanol hàng đầu của Mỹ.
2. Angela F. Braly
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: WellPoint
Vị trí công ty trong Fortune 500: 31
Tuổi: 48
Mức thù lao: 13,1 triệu USD
Trước khi ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo cao nhất của WellPoint, bà Braly đã từng làm luật sư trưởng cho công ty bảo hiểm y tế này. Chương trình đại cải tổ hệ thống chăm sóc y tế mà Tổng thống Barack Obama đưa ra đã khiến lãnh đạo các hãng bảo hiểm ở Mỹ lo lắng, nhưng bà Braly thì đã quá quen với việc chịu áp lực.
Gần đây, bà đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về lý do tại sao năm ngoái công ty của bà tăng phí bảo hiểm thêm 40% ở California. Ngoài ra, việc lương thưởng của nữ CEO này tăng gấp rưỡi trong năm ngoái cũng khiến các cơ quan chức năng của Mỹ càng gây sức ép lớn đối với WellPoint nói riêng và ngành bảo hiểm nước này nói chung.
3. Indra K. Nooyi
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: PepsiCo
Vị trí công ty trong Fortune 500: 50
Tuổi: 52
Mức thù lao: 15,8 triệu USD
CEO Nooyi đã tận dụng đợt suy thoái kinh tế này như một cơ hội tốt để thúc đẩy thương hiệu Pepsi. Ngoài việc thay đổi hình ảnh cho một số sản phẩm chính, bà Nooyi còn có những quyết định táo bạo như lần đầu tiên quảng cáo Pepsi trong giải bóng bầu dục Super Bowl, hay chi 20 triệu USD để quảng cáo trên mạng xã hội ảo Facebook.
Bà Nooyi đã nắm chức CEO của hãng đồ uống Pepsi từ năm 2006. Hiện bà đang cùng Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama nỗ lực chống tình trạng béo phì ở trẻ em, với cam kết sẽ đưa nước soda ra khỏi trường học ở 200 quốc gia trên thế giới trong thời gian từ nay tới năm 2012, đồng thời sẽ đưa ra các thông số dinh dưỡng của Pepsi ra mặt trước của chai nước.
4. Irene B. Rosenfeld
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Kraft Foods
Vị trí công ty trong Fortune 500: 53
Tuổi: 56
Mức thù lao: 26,3 triệu USD
Từng làm việc 30 năm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, đồng thời đã giữ ghế CEO của Kraft 4 năm, nhưng bà Rosenfeld đã chịu vô số áp lực khi Kraft thực hiện vụ mua lại đối thủ Cadbury của Anh vào hồi đầu năm nay. Kết quả của vụ sáp nhập này là sự ra đời của hãng sản xuất kẹo vào hàng lớn nhất thế giới.
Lợi nhuận quý 4/2009 của Kraft đã tăng gấp 4 lần. Bà Rosefend khẳng định, thương vụ Cadbury sẽ còn giúp lợi nhuận của Kraft tăng mạnh trong thời gian tới.
5. Lynn L. Elsenhans
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Sunoco
Vị trí công ty trong Fortune 500: 78
Tuổi: 52
Mức thù lao: 1,9 triệu USD
Elsenhans là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một công ty dầu lửa lớn của Mỹ. Ngay khi nhậm chức CEO Sunoco, người phụ nữ này đã gây bất ngờ bằng cách thực hiện một cuộc đại cải tổ chiến lược của công ty. Trước khi làm việc Sunoco, bà Elsenhans từng có thời gian làm việc trong mảng lọc hóa của Shell.
Dưới sự lãnh đạo của bà Elsenhans, Sunoco là công ty lọc hóa dầu đầu tiên của Mỹ đóng cửa một nhà máy lọc dầu lớn ở nước này. Bà còn mạnh tay bán lại một số mảng hoạt động lớn của Sunoco.
6. Ellen J. Kullman
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: DuPont
Vị trí công ty trong Fortune 500: 86
Tuổi: 52
Mức thù lao: 10 triệu USD
Ngay trong năm đầu tiên (2009) nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất trong ty chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp khoa học DuPont, bà Kullman đã phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn, bao gồm việc sa thải 14.500 nhân viên. Mục đích của việc cắt giảm lực lượng lao động của DuPont là nhằm tránh sự sụt giảm lợi nhuận trong suy thoái.
Kết quả của những điều chỉnh này là khá khả quan. Doanh thu từ các sản phẩm mới đã chiếm tới 40% tổng doanh thu của DuPont trong năm ngoái, một mức cao chưa từng có.
7. Mary F. Sammons
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO
Công ty: Rite Aid
Vị trí công ty trong Fortune 500: 89
Tuổi: 63
Mức thù lao: 2,5 triệu USD
Hãng bán lẻ dược phẩm Rite Aid của bà Sammons đã có 11 quý liền làm ăn thua lỗ. Tháng 6/2009, bà Sammons đã chuyển chiếc ghế CEO sang cho ông John Standley, sau khi đã nắm giữ vị trí này suốt 6 năm. Tuy nhiên, bà vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng.
8. Carol M. Meyrowitz
Chức danh: Chủ tịch công ty kiêm CEO
Công ty: TJX
Vị trí công ty trong Fortune 500: 119
Tuổi: 55
Mức thù lao: 8,7 triệu USD
2009 là một năm xuôi chèo mát mái đối với hãng bán lẻ thời trang bình dân TJX. Tuy nhiên, thành công này có được một phần còn nhờ chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang tên Maxxnista mà CEO Meyrowitz tung ra. Giá cổ phiếu và lợi nhuận của TJX đang đạt tới những con số kỷ lục.
Bà Meyrowitz đã hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ 30 năm và trở thành CEO của TJX từ năm 2007.
9. Ursula M. Burns
Chức danh: CEO
Công ty: Xerox
Vị trí công ty trong Fortune 500: 152
Tuổi: 55
Mức thù lao: 11,2 triệu USD
Trước khi trở thành CEO của hãng máy in Xerox, bà Burns đã làm việc ở công ty này 30 năm. Bà là phụ nữ gốc Phi đầu tiên trở thành CEO của một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ.
Để khắc phục tình trạng suy giảm doanh số do ảnh hưởng của suy thoái, vị nữ CEO này đã cam kết thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí trong năm nay, bao gồm việc giảm bớt 2.500 việc làm. Tháng 11/2009, bà được Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ định làm người dẫn dắt việc thực hiện sáng kiến STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) của Nhà Trắng.
10. Brenda C. Barnes
Chức danh: Chủ tịch kiêm CEO
Công ty: Sara Lee
Vị trí công ty trong Fortune 500: 180
Tuổi: 55
Mức thù lao: 15,2 triệu USD
Lãnh đạo hãng thực phẩm và các sản phẩm gia dụng Sara Lee được 5 năm, bà Barnes quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa công ty này về với trọng tâm cũ là một hãng thực phẩm. Để làm được điều này, bà đã mạnh tay bán lại nhiều bộ phận như mảng sản xuất hương liệu dùng trong nhà cho P&G với giá 470 triệu USD, hay bộ phận sản xuất xà bông và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho Unilever với giá 1,88 tỷ USD.
Trước khi gia nhập Sare Lee, bà Barnes từng làm việc suốt 22 năm trong hãng đồ uống Pepsi.