200 đội quốc tế dự giải “hacker mũ trắng” tại Việt Nam
Mỹ là quốc gia có số đội tham gia đông nhất trong cuộc thi do Bkav tổ chức
Hôm 23/9, tập đoàn công nghệ Bkav công bố tổ chức cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix - Global Challenge 2015, dành cho các “hacker mũ trắng”.
“Hacker mũ trắng” là thuật ngữ chỉ những người bảo vệ hệ thống mạng công nghệ, những người yêu thích an ninh mạng theo hướng tích cực, để từ đó tìm ra các lỗ hổng, nguy cơ để từ đó khắc phục, phòng ngừa, đảm bảo an ninh mạng máy tính…
Ngược lại, “hacker mũ đen” là những người chuyên lấy cắp thông tin, lan truyền các file, phần mềm chứa mã độc hay tạo ra các cuộc tấn công mạng…
Với chủ đề “Hello, Vietnam”, các đội sẽ tham hai vòng thi. Tại vòng đấu loại diễn ra từ ngày 24 - 25/10, trực tuyến tại địa chỉ whitehatvn.com, các đội thi phải giải các câu hỏi thuộc chủ đề “Web exploit” (lỗ hổng web), “Reverse” (dịch ngược), “Pwnable” (khai thác lỗ hổng phần mềm), “Forensics” (điều tra số) và “Crypto” (phá mã).
Đến ngày 19/12, 10 đội đứng đầu vòng loại đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ dự thi vòng chung kết kéo dài 8 giờ liên tục, theo hình thức tấn công/phòng thủ (Attack/Defense), thi trực tiếp tại Hà Nội.
Có ba giải được trao cho đội xuất sắc nhất, gồm giải nhất có trị giá 225 triệu đồng (tương đương 10.000 USD), giải nhì là 2.000 USD và giải ba là 1.000 USD.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, hiện năng lực về an ninh mạng của Việt Nam đã được khẳng định từ lâu qua những sự kiện phát hiện lỗ hổng trên phần mềm nổi tiếng hay tìm ra các cuộc tấn công website chính phủ Mỹ, Hàn Quốc, vì thế WhiteHat Grand Prix sẽ là cơ hội để mở rộng hoạt động an ninh mạng của Việt Nam ra toàn thế giới.
WhiteHat Grand Prix được tổ chức theo quý, bắt đầu từ năm 2014. Tuy nhiên, trong quý 1 và 2/2014, WhiteHat Grand Prix mới chỉ dành cho các "hacker mũ trắng" ở trong nước.
Tháng 7 vừa qua, Bkav lần đầu tiên thử nghiệm mở rộng cuộc thi an ninh mạng hàng quý ra phạm vi toàn cầu và thu hút gần 200 đội thi đến từ hàng chục quốc gia. Trong đó, theo Bkav, các đội "hacker mũ trắng" đến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là có chất lượng nhất.
Mỹ cũng là quốc gia có số đội tham gia lớn nhất, với gần 20 đội.
Đáng chú ý, một đại diện Bkav cho VnEconomy biết, trong lần thi mở rộng trên, mặc dù có đông đảo “hacker mũ trắng” đến từ hàng chục quốc gia, tuy nhiên lại không có đội “hacker mũ trắng” nào từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, với giải thi toàn cầu chính thức này, do có giải thưởng khá lớn, nên có thể nhiều đội “hacker mũ trắng” từ Trung Quốc cũng sẽ tham gia, đại diện Bkav dự đoán.
Bkav cho biết, Bkav sẽ tài trợ toàn bộ chi phí lưu trú và đi lại tại Việt Nam cho các đội thi lọt vào vòng chung kết, diễn ra vào tháng 12. Trang web giới thiệu về cuộc thi và cho phép các đội đăng ký tham gia từ nay đến trước ngày 19/10, tại địa chỉ whitehatvn.com.
“Hacker mũ trắng” là thuật ngữ chỉ những người bảo vệ hệ thống mạng công nghệ, những người yêu thích an ninh mạng theo hướng tích cực, để từ đó tìm ra các lỗ hổng, nguy cơ để từ đó khắc phục, phòng ngừa, đảm bảo an ninh mạng máy tính…
Ngược lại, “hacker mũ đen” là những người chuyên lấy cắp thông tin, lan truyền các file, phần mềm chứa mã độc hay tạo ra các cuộc tấn công mạng…
Với chủ đề “Hello, Vietnam”, các đội sẽ tham hai vòng thi. Tại vòng đấu loại diễn ra từ ngày 24 - 25/10, trực tuyến tại địa chỉ whitehatvn.com, các đội thi phải giải các câu hỏi thuộc chủ đề “Web exploit” (lỗ hổng web), “Reverse” (dịch ngược), “Pwnable” (khai thác lỗ hổng phần mềm), “Forensics” (điều tra số) và “Crypto” (phá mã).
Đến ngày 19/12, 10 đội đứng đầu vòng loại đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ dự thi vòng chung kết kéo dài 8 giờ liên tục, theo hình thức tấn công/phòng thủ (Attack/Defense), thi trực tiếp tại Hà Nội.
Có ba giải được trao cho đội xuất sắc nhất, gồm giải nhất có trị giá 225 triệu đồng (tương đương 10.000 USD), giải nhì là 2.000 USD và giải ba là 1.000 USD.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, hiện năng lực về an ninh mạng của Việt Nam đã được khẳng định từ lâu qua những sự kiện phát hiện lỗ hổng trên phần mềm nổi tiếng hay tìm ra các cuộc tấn công website chính phủ Mỹ, Hàn Quốc, vì thế WhiteHat Grand Prix sẽ là cơ hội để mở rộng hoạt động an ninh mạng của Việt Nam ra toàn thế giới.
WhiteHat Grand Prix được tổ chức theo quý, bắt đầu từ năm 2014. Tuy nhiên, trong quý 1 và 2/2014, WhiteHat Grand Prix mới chỉ dành cho các "hacker mũ trắng" ở trong nước.
Tháng 7 vừa qua, Bkav lần đầu tiên thử nghiệm mở rộng cuộc thi an ninh mạng hàng quý ra phạm vi toàn cầu và thu hút gần 200 đội thi đến từ hàng chục quốc gia. Trong đó, theo Bkav, các đội "hacker mũ trắng" đến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là có chất lượng nhất.
Mỹ cũng là quốc gia có số đội tham gia lớn nhất, với gần 20 đội.
Đáng chú ý, một đại diện Bkav cho VnEconomy biết, trong lần thi mở rộng trên, mặc dù có đông đảo “hacker mũ trắng” đến từ hàng chục quốc gia, tuy nhiên lại không có đội “hacker mũ trắng” nào từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, với giải thi toàn cầu chính thức này, do có giải thưởng khá lớn, nên có thể nhiều đội “hacker mũ trắng” từ Trung Quốc cũng sẽ tham gia, đại diện Bkav dự đoán.
Bkav cho biết, Bkav sẽ tài trợ toàn bộ chi phí lưu trú và đi lại tại Việt Nam cho các đội thi lọt vào vòng chung kết, diễn ra vào tháng 12. Trang web giới thiệu về cuộc thi và cho phép các đội đăng ký tham gia từ nay đến trước ngày 19/10, tại địa chỉ whitehatvn.com.