3 nội dung công bố của Thống đốc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cung cấp những thông tin, theo ông là “nhạy cảm”, về tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam
Trước diễn biến phức tạp của thị trường tài chính Mỹ, trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 30/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Giàu, đã cung cấp cho báo giới những thông tin, theo ông là “nhạy cảm”, về tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ nhất, theo ông, sự phá sản của các ngân hàng, tập đoàn tài chính, bảo hiểm lớn của Mỹ không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
82% dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang được gửi vào các ngân hàng có độ tin cậy và đảm bảo cao như ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu, các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như IMF...
Số còn lại được gửi vào các ngân hàng thương mại đạt mức độ tín nhiệm cao theo xếp hạng của các công ty quốc tế, chủ yếu là AA và AAA.
“Với những ngân hàng như Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brother, Goldman Sarch, Morgan Stanley… vừa rồi gặp khủng hoảng nặng nề dẫn tới phá sản hoặc bị sáp nhập, chúng ta đều không có quan hệ tín dụng”, ông Giàu nói.
Một thông tin quan trọng được Thống đốc công bố chiều ngày 30/9 là dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tiếp tục gia tăng.
So với 20,7 tỷ USD dự trữ ngoại hối được ông công bố ngày 19/6/2008, đến nay, con số này đã tiếp tục tăng thêm 1,2 tỷ USD, tức là đã đạt gần 22 tỷ USD.
Theo ông Giàu, sau khi cân đối được cơ cấu kinh tế vĩ mô, hạn chế được nhập siêu, đến nay tỷ giá hối đoái đã khá ổn định, biên độ rộng, đủ để các tổ chức tín dụng hoạt động một cách chủ động. Hai thị trường niêm yết của nhà nước và thị trường tự do tương đối ngang nhau về giá mua vào và bán ra.
“Chính sách tỷ giá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lên kế hoạch, đồng thới tác động tích cực đến môi trường đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Giàu nói.
Vấn đề thứ hai liên quan đến việc cơ quan giám sát tài chính phía Đài Loan tiếp quản Chinfon Bank, ngân hàng có hai chi nhánh tại Việt Nam.
Ông Giàu cho biết, ngân hàng mẹ Chinfon Bank tại Đài Loan đã lỗ nghiêm trọng trong năm 2007 và theo luật của nước sở tại, cơ quan giám sát tài chính sẽ tiếp quản ngân hàng này để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Tại Việt Nam có hai chi nhánh của ngân hàng này tại Hà Nội và Tp.HCM. Theo Thống đốc, đây là ngân hàng quy mô nhỏ, nợ khách hàng đến nay chỉ có 73 triệu USD, trong đó 70% là khách hàng Đài Loan, 30% là khách hàng Việt Nam.
Ngoài ra, hai chi nhánh ngân hàng này còn vay một số ngân hàng trong nước và ngân hàng mẹ 93,6 triệu USD và 380 tỷ đồng.
“Hai chi nhánh này hoạt động từ trước đến nay vẫn có lãi, bảy tháng đầu năm vẫn lãi 32 tỷ đồng. Khi cơ quan giám sát Đài Loan tiếp quản, hoạt động của hai chi nhánh này vẫn bình thường”, ông Giàu nói.
Thông tin thứ ba liên quan đến vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Theo ông Giàu, trong giai đoạn có diễn biến phức tạp của thị trường tài chính Mỹ, các ngân hàng Việt Nam đã rất chủ động trong thanh khoản.
“Từ ngày 15/9 đến nay, thanh khoản luôn thừa từ 30 nghìn tỷ đồng đến 35 nghìn tỷ đồng. Riêng ngày hôm nay thanh khoản thừa đến 40 nghìn tỷ đồng”, ông Giàu cho biết.
Do tính thanh khoản cao, lãi suất liên ngân hàng đã giảm xuống chỉ còn 12%, trong khi lãi suất tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở đều ở mức 15%.
Thứ nhất, theo ông, sự phá sản của các ngân hàng, tập đoàn tài chính, bảo hiểm lớn của Mỹ không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
82% dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang được gửi vào các ngân hàng có độ tin cậy và đảm bảo cao như ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu, các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như IMF...
Số còn lại được gửi vào các ngân hàng thương mại đạt mức độ tín nhiệm cao theo xếp hạng của các công ty quốc tế, chủ yếu là AA và AAA.
“Với những ngân hàng như Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brother, Goldman Sarch, Morgan Stanley… vừa rồi gặp khủng hoảng nặng nề dẫn tới phá sản hoặc bị sáp nhập, chúng ta đều không có quan hệ tín dụng”, ông Giàu nói.
Một thông tin quan trọng được Thống đốc công bố chiều ngày 30/9 là dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tiếp tục gia tăng.
So với 20,7 tỷ USD dự trữ ngoại hối được ông công bố ngày 19/6/2008, đến nay, con số này đã tiếp tục tăng thêm 1,2 tỷ USD, tức là đã đạt gần 22 tỷ USD.
Theo ông Giàu, sau khi cân đối được cơ cấu kinh tế vĩ mô, hạn chế được nhập siêu, đến nay tỷ giá hối đoái đã khá ổn định, biên độ rộng, đủ để các tổ chức tín dụng hoạt động một cách chủ động. Hai thị trường niêm yết của nhà nước và thị trường tự do tương đối ngang nhau về giá mua vào và bán ra.
“Chính sách tỷ giá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lên kế hoạch, đồng thới tác động tích cực đến môi trường đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Giàu nói.
Vấn đề thứ hai liên quan đến việc cơ quan giám sát tài chính phía Đài Loan tiếp quản Chinfon Bank, ngân hàng có hai chi nhánh tại Việt Nam.
Ông Giàu cho biết, ngân hàng mẹ Chinfon Bank tại Đài Loan đã lỗ nghiêm trọng trong năm 2007 và theo luật của nước sở tại, cơ quan giám sát tài chính sẽ tiếp quản ngân hàng này để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Tại Việt Nam có hai chi nhánh của ngân hàng này tại Hà Nội và Tp.HCM. Theo Thống đốc, đây là ngân hàng quy mô nhỏ, nợ khách hàng đến nay chỉ có 73 triệu USD, trong đó 70% là khách hàng Đài Loan, 30% là khách hàng Việt Nam.
Ngoài ra, hai chi nhánh ngân hàng này còn vay một số ngân hàng trong nước và ngân hàng mẹ 93,6 triệu USD và 380 tỷ đồng.
“Hai chi nhánh này hoạt động từ trước đến nay vẫn có lãi, bảy tháng đầu năm vẫn lãi 32 tỷ đồng. Khi cơ quan giám sát Đài Loan tiếp quản, hoạt động của hai chi nhánh này vẫn bình thường”, ông Giàu nói.
Thông tin thứ ba liên quan đến vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Theo ông Giàu, trong giai đoạn có diễn biến phức tạp của thị trường tài chính Mỹ, các ngân hàng Việt Nam đã rất chủ động trong thanh khoản.
“Từ ngày 15/9 đến nay, thanh khoản luôn thừa từ 30 nghìn tỷ đồng đến 35 nghìn tỷ đồng. Riêng ngày hôm nay thanh khoản thừa đến 40 nghìn tỷ đồng”, ông Giàu cho biết.
Do tính thanh khoản cao, lãi suất liên ngân hàng đã giảm xuống chỉ còn 12%, trong khi lãi suất tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở đều ở mức 15%.