50 thương hiệu đắt giá nhất Trung Quốc trị giá 280 tỷ USD
Các doanh nghiệp quốc doanh thống trị danh sách những thương hiệu có giá trị lớn nhất Trung Quốc
Các doanh nghiệp quốc doanh thống trị danh sách những thương hiệu có giá trị lớn nhất Trung Quốc, trong khi các hãng công nghệ và hàng tiêu dùng cũng có sự hiện diện không nhỏ trong “bảng vàng” này.
Đây là kết quả xếp hạng 50 thương hiệu đắt giá nhất Trung Quốc “BrandZ top 50 most valuable Chinese brands” do hãng marketing toàn cầu WPP thực hiện.
Theo tờ China Daily, nhà mạng di động quốc doanh China Mobile là thương hiệu đứng đầu danh sách nói trên. Bốn nhà băng lớn nhất của Trung Quốc chiếm 4 vị trí nữa trong top 10, bao gồm Ngân hàng Công thương (ICBC) ở vị trí thứ 2, Bank of China vị trí thứ 3, Ngân hàng Xây dựng (CCB) vị trí thứ 4, và Ngân hàng Nông nghiệp (ABC) vị trí thứ 6.
50 thương hiệu lọt vào xếp hạng này có tổng trị giá 280 tỷ USD, tương đương với hơn 5% GDP của Trung Quốc.
Việc các công ty quốc doanh, phần đông là các ngân hàng, chiếm hầu hết top 10 của xếp hạng BrandZ Trung Quốc trái ngược với kết quả xếp hạng BrandZ toàn cầu cũng do WPP thực hiện. Trong xếp hạng toàn cầu công bố cách đây ít lâu, các thương hiệu đầu bảng hầu hết là các công ty công nghệ như Google, IBM, Apple và Microsoft.
Theo các chuyên gia thực hiện xếp hạng, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc có lợi thế về thương hiệu do được sự hỗ trợ của Chính phủ nước này, có ít đối thủ cạnh tranh và cũng rất chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu. Riêng China Mobile chi khoảng 700 triệu mỗi năm cho công tác marketing. Ước tính, 11 doanh nghiệp đầu bảng chi tổng số tiền 2 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, vị trí đầu bảng về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc có thể sớm bị “đe dọa” bởi các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ ở nước này, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều tham vọng như hai hãng bán lẻ đồ điện tử Suning và Gome.
Các hãng công nghệ chiếm nhiều vị trí quan trọng trong bảng xếp hạng. Sở hữu công cụ nhắn tin nhanh QQ, Tencent là thương hiệu công nghệ có giá trị nhất của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 8 trong xếp hạng chung. Công cụ tìm kiếm Baidu ở vị trí thứ 9. Hãng máy tính lớn thứ tư thế giới Lenovo hay cổng thông tin điện tử lớn nhất Trung Quốc Sina cùng góp mặt trong danh sách.
Lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng cũng là nhóm ngành có nhiều doanh nghiệp mang giá trị thương hiệu cao. Ba hãng đồ uống cùng lọt vào xếp hạng là Changyu (vị trí 22), Tsingtao (vị trí 35) và Great Wall (vị trí 50). Hãng đồ thể thao Li Ning chiếm vị trí thứ 24.
Ông Tan Beiping, Giám đốc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc của Millward Brown, một công ty con của WPP, cho rằng, những sản phẩm có mức độ sáng tạo cao và mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng là những yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, BYD (vị trí thứ 19) là hãng ôtô duy nhất có tên trong danh sách 50 thương hiệu đắt giá nhất Trung Quốc, được biết đến bởi các mẫu xe chạy điện và công nghệ sạch.
Năm nay là năm đầu tiên WPP đánh giá giá trị tài chính của các thương hiệu Trung Quốc. Để được xếp hạng, các thương hiệu phải là thương hiệu Trung Quốc, niêm yết trên thị trường chứng khoán đại lục và làm ăn có lãi.
Bảng xếp hạng này được thực hiện trên cơ sở điều tra người tiêu dùng và phân tích một số dữ liệu tài chính. Những công ty tư nhân không công khai báo cáo tài chính chi tiết sẽ không được đưa vào xếp hạng. Bởi vậy, hãng sản xuất thiết bị mạng lớn thứ ba thế giới Huawei và mạng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Taobao không có tên trong danh sách.
Đây là kết quả xếp hạng 50 thương hiệu đắt giá nhất Trung Quốc “BrandZ top 50 most valuable Chinese brands” do hãng marketing toàn cầu WPP thực hiện.
Theo tờ China Daily, nhà mạng di động quốc doanh China Mobile là thương hiệu đứng đầu danh sách nói trên. Bốn nhà băng lớn nhất của Trung Quốc chiếm 4 vị trí nữa trong top 10, bao gồm Ngân hàng Công thương (ICBC) ở vị trí thứ 2, Bank of China vị trí thứ 3, Ngân hàng Xây dựng (CCB) vị trí thứ 4, và Ngân hàng Nông nghiệp (ABC) vị trí thứ 6.
50 thương hiệu lọt vào xếp hạng này có tổng trị giá 280 tỷ USD, tương đương với hơn 5% GDP của Trung Quốc.
Việc các công ty quốc doanh, phần đông là các ngân hàng, chiếm hầu hết top 10 của xếp hạng BrandZ Trung Quốc trái ngược với kết quả xếp hạng BrandZ toàn cầu cũng do WPP thực hiện. Trong xếp hạng toàn cầu công bố cách đây ít lâu, các thương hiệu đầu bảng hầu hết là các công ty công nghệ như Google, IBM, Apple và Microsoft.
Theo các chuyên gia thực hiện xếp hạng, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc có lợi thế về thương hiệu do được sự hỗ trợ của Chính phủ nước này, có ít đối thủ cạnh tranh và cũng rất chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu. Riêng China Mobile chi khoảng 700 triệu mỗi năm cho công tác marketing. Ước tính, 11 doanh nghiệp đầu bảng chi tổng số tiền 2 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, vị trí đầu bảng về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc có thể sớm bị “đe dọa” bởi các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ ở nước này, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều tham vọng như hai hãng bán lẻ đồ điện tử Suning và Gome.
Các hãng công nghệ chiếm nhiều vị trí quan trọng trong bảng xếp hạng. Sở hữu công cụ nhắn tin nhanh QQ, Tencent là thương hiệu công nghệ có giá trị nhất của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 8 trong xếp hạng chung. Công cụ tìm kiếm Baidu ở vị trí thứ 9. Hãng máy tính lớn thứ tư thế giới Lenovo hay cổng thông tin điện tử lớn nhất Trung Quốc Sina cùng góp mặt trong danh sách.
Lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng cũng là nhóm ngành có nhiều doanh nghiệp mang giá trị thương hiệu cao. Ba hãng đồ uống cùng lọt vào xếp hạng là Changyu (vị trí 22), Tsingtao (vị trí 35) và Great Wall (vị trí 50). Hãng đồ thể thao Li Ning chiếm vị trí thứ 24.
Ông Tan Beiping, Giám đốc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc của Millward Brown, một công ty con của WPP, cho rằng, những sản phẩm có mức độ sáng tạo cao và mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng là những yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, BYD (vị trí thứ 19) là hãng ôtô duy nhất có tên trong danh sách 50 thương hiệu đắt giá nhất Trung Quốc, được biết đến bởi các mẫu xe chạy điện và công nghệ sạch.
Năm nay là năm đầu tiên WPP đánh giá giá trị tài chính của các thương hiệu Trung Quốc. Để được xếp hạng, các thương hiệu phải là thương hiệu Trung Quốc, niêm yết trên thị trường chứng khoán đại lục và làm ăn có lãi.
Bảng xếp hạng này được thực hiện trên cơ sở điều tra người tiêu dùng và phân tích một số dữ liệu tài chính. Những công ty tư nhân không công khai báo cáo tài chính chi tiết sẽ không được đưa vào xếp hạng. Bởi vậy, hãng sản xuất thiết bị mạng lớn thứ ba thế giới Huawei và mạng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Taobao không có tên trong danh sách.