Ai bảo vệ nhà đầu tư vàng?
Dự kiến tuần sau Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến chỉ đạo về việc lập quy chế cho sàn giao dịch vàng
Dự kiến tuần sau Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến chỉ đạo về việc lập quy chế cho sàn giao dịch vàng.
Cuối tuần này, tâm điểm chú ý trên thị trường vàng Việt Nam là sự kiện Ngân hàng Á châu (ACB) thông báo giảm hạn mức thanh toán tiền, vàng trong ngày đối với nhà đầu tư tham gia sàn vàng của ACB.
Cụ thể, kể từ ngày 15/9, nhà đầu tư chỉ được phép rút 1 lượng vàng/ngày đối với số vàng đã mua. Đây là lần thứ tư kể từ đầu năm ACB giảm hạn mức thanh toán, từ 20 lượng xuống còn 10 lượng, rồi 5 lượng và nay còn 1 lượng.
Quyết định trên lập tức gặp phản ứng từ giới đầu tư, bởi theo phán ánh của họ, lượng thanh toán bị giảm đồng nghĩa với sự hạn chế trong khả năng chủ động đầu tư, nhất là khi có những chênh lệch lớn giữa giá trong và ngoài sàn…
Bên cạnh các sự cố kỹ thuật xẩy ra khá nhiều từ đầu năm đến nay (tại sàn vàng ACB đã có ít nhất 3 lần), sự kiện trên một lần nữa đặt ra câu hỏi: Ai là người đứng ra bảo vệ của nhà đầu tư trước những trường hợp quyền lợi của họ bị ảnh hưởng?
Trả lời trên báo Người lao động, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, nói rằng “ACB đưa ra luật chơi mới là để bảo đảm tính thanh khoản cho ngân hàng. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận thì không nên mua bán vàng trên sàn ACB”.
Câu trả lời trên có thể gây khó xử đối với nhà đầu tư ở thời điểm tháng 5/2007, khi thị trường vàng Việt Nam mới có sàn giao dịch vàng đầu tiên của ACB, thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục, có mô hình hiện đại và chuyên nghiệp.
Nhưng nay, sự khó xử đó đã khác, bởi nhà đầu tư đang có nhiều lựa chọn. Tại Tp.HCM, với sự kiện sàn giao dịch vàng mới của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ra mắt ngày 8/9 vừa qua, hiện đã có 4 sàn giao dịch vàng hoạt động. Tại Hà Nội, với sự kiện Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam ra mắt sàn mới ngày 12/9 vừa qua, cũng đã có ít nhất 3 lựa chọn.
Mở sàn giao dịch vàng đang là một xu hướng, tạo thêm sự cạnh tranh và lựa chọn cho nhà đầu tư.
Xu hướng đã khẳng định, hơn một năm thị trường làm quen với sự có mặt của mô hình hoạt động này, tính ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nói chung đang thể hiện, nhưng một quy chế chung, cũng như một khung bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cụ thể, vẫn chưa được ban hành.
Trả lời VnEconomy sáng 14/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết, trong tháng 5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo lập một tổ công tác liên ngành khảo sát và xúc tiến xây dựng quy chế cho sàn giao dịch vàng. Ngày 12/9, một báo cáo cụ thể đã được chuyển đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và dự kiến đầu tuần tới sẽ được trình lên Thủ tướng. Và dự kiến, trong tuần tới Thủ tướng cũng sẽ có ý kiến chỉ đạo.
Theo Thống đốc, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của thị trường. Và cơ chế chính sách đang hoàn thiện để mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu đó.
Trong khi chờ một quy chế chuẩn, các sàn vẫn ra đời và hoạt động theo “luật chơi” của nhà tổ chức. Như tại sàn vàng của ACB, quy chế hoạt động “được xây dựng dựa trên sự đồng thuận và nhất trí của tất cả các thành viên sáng lập trên cơ sở thông lệ quốc tế về giao dịch vàng. Các thành viên thống nhất ủy quyền cho ACB soạn thảo và ban hành”.
Về khung pháp lý của Nhà nước, văn bản mà một số đầu mối cho biết họ tiếp cận khi xúc tiến lập sàn giao dịch vàng là Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 28/12/2006, về việc thành lập sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hóa (trong đó nêu: “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”, do Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương – cấp giấy phép).
Tuy nhiên, sàn giao dịch vàng liên quan đến thị trường vàng, đến hoạt động xuất nhập khẩu vàng, đến đầu tư, hoạt động thanh toán của ngân hàng…, gắn với các đầu mối quản lý như Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự liên quan nhiều mối và lĩnh vực này đang chờ đợi một khung pháp lý chuẩn.
Hiện ngoài việc tham khảo những quy định Nghị định 158/2006/NĐ-CP, trước khi mở sàn, các đầu mối thường thực hiện khảo sát một số mô hình trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, thị trường được xem là có những đặc thù giống với Việt Nam. Và khi lập sàn, “theo thông lệ quốc tế” là một điểm chung thường thấy trong các giới thiệu và nói về quy chế hoạt động của các sàn giao dịch vàng tại Việt Nam hiện nay.
Một điểm dễ nhận thấy là phía sau một sàn giao dịch vàng là một ngân hàng thương mại nhận trách nhiệm lưu ký, thanh toán, trả lãi… cho nhà đầu tư. Mối liên hệ này cũng không có chuẩn và có sự khác nhau trên thực tế, và cũng là một đầu mối dẫn đến sự nảy sinh những khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
Trở lại với sự kiện ACB giảm lượng vàng thanh toán nói trên, trao đổi với VnEconomy, một nhà tổ chức trên thị trường vàng cho rằng mấu chốt là ở khâu thanh toán.
“Ở đây, khâu thanh toán phụ thuộc vào một ngân hàng, có thể xem đó là sự độc quyền. Từ đây dẫn tới sự hạn chế trong khả năng thanh toán, liên quan đến tính thanh khoản và năng lực của ngân hàng đó. Nếu có cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, tức là có thêm sự tham gia hoặc thay thế của ngân hàng khác, khó khăn đó sẽ được giải quyết và quyền lợi nhà đầu tư có thể không bị đụng chạm”, nhà tổ chức này nói.
Điểm lại, tại hầu hết các sàn cũ và mới hiện nay, sự đa dạng và cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ đó, cả ở khâu thanh toán và cung hàng, vẫn hạn chế ở một đầu mối.
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB), cũng nhận định đó là một trong những hạn chế mà VGB tính đến khi xác định thành lập sàn giao dịch vàng.
Theo ông Hải, tại sàn của VGB, đầu mối tham gia thanh toán là Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, cũng là cổ đông với 10% vốn góp. “Nhưng, trước khi hoạt động, Techcombank phải cam kết đảm bảo năng lực thanh toán, cũng như chất lượng dịch vụ cho nhà đầu tư. Bởi dù là cổ đông, nhưng nếu không đảm bảo được yêu cầu này chúng tôi sẵn sàng có những ngân hàng khác tham gia chứ không chỉ một đầu mối”, ông Hải khẳng định.
Từ khẳng định trên, ông Hải cho rằng trong các sự cố, các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư, sàn giao dịch vàng cần có sự độc lập giữa nhà tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngân hàng thanh toán và đơn vị tổ chức giao dịch. Theo đó, đầu mối trách nhiệm và việc xử lý sẽ cụ thể và minh bạch hơn.
Điều đó cũng cần tách biệt rõ không chỉ ở khâu thanh toán mà cả ở khâu kỹ thuật, khi phần lớn sự cố trên sàn giao dịch vàng vừa qua liên quan đến khâu này.
Cuối tuần này, tâm điểm chú ý trên thị trường vàng Việt Nam là sự kiện Ngân hàng Á châu (ACB) thông báo giảm hạn mức thanh toán tiền, vàng trong ngày đối với nhà đầu tư tham gia sàn vàng của ACB.
Cụ thể, kể từ ngày 15/9, nhà đầu tư chỉ được phép rút 1 lượng vàng/ngày đối với số vàng đã mua. Đây là lần thứ tư kể từ đầu năm ACB giảm hạn mức thanh toán, từ 20 lượng xuống còn 10 lượng, rồi 5 lượng và nay còn 1 lượng.
Quyết định trên lập tức gặp phản ứng từ giới đầu tư, bởi theo phán ánh của họ, lượng thanh toán bị giảm đồng nghĩa với sự hạn chế trong khả năng chủ động đầu tư, nhất là khi có những chênh lệch lớn giữa giá trong và ngoài sàn…
Bên cạnh các sự cố kỹ thuật xẩy ra khá nhiều từ đầu năm đến nay (tại sàn vàng ACB đã có ít nhất 3 lần), sự kiện trên một lần nữa đặt ra câu hỏi: Ai là người đứng ra bảo vệ của nhà đầu tư trước những trường hợp quyền lợi của họ bị ảnh hưởng?
Trả lời trên báo Người lao động, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, nói rằng “ACB đưa ra luật chơi mới là để bảo đảm tính thanh khoản cho ngân hàng. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận thì không nên mua bán vàng trên sàn ACB”.
Câu trả lời trên có thể gây khó xử đối với nhà đầu tư ở thời điểm tháng 5/2007, khi thị trường vàng Việt Nam mới có sàn giao dịch vàng đầu tiên của ACB, thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục, có mô hình hiện đại và chuyên nghiệp.
Nhưng nay, sự khó xử đó đã khác, bởi nhà đầu tư đang có nhiều lựa chọn. Tại Tp.HCM, với sự kiện sàn giao dịch vàng mới của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ra mắt ngày 8/9 vừa qua, hiện đã có 4 sàn giao dịch vàng hoạt động. Tại Hà Nội, với sự kiện Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam ra mắt sàn mới ngày 12/9 vừa qua, cũng đã có ít nhất 3 lựa chọn.
Mở sàn giao dịch vàng đang là một xu hướng, tạo thêm sự cạnh tranh và lựa chọn cho nhà đầu tư.
Xu hướng đã khẳng định, hơn một năm thị trường làm quen với sự có mặt của mô hình hoạt động này, tính ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nói chung đang thể hiện, nhưng một quy chế chung, cũng như một khung bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cụ thể, vẫn chưa được ban hành.
Trả lời VnEconomy sáng 14/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết, trong tháng 5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo lập một tổ công tác liên ngành khảo sát và xúc tiến xây dựng quy chế cho sàn giao dịch vàng. Ngày 12/9, một báo cáo cụ thể đã được chuyển đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và dự kiến đầu tuần tới sẽ được trình lên Thủ tướng. Và dự kiến, trong tuần tới Thủ tướng cũng sẽ có ý kiến chỉ đạo.
Theo Thống đốc, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của thị trường. Và cơ chế chính sách đang hoàn thiện để mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu đó.
Trong khi chờ một quy chế chuẩn, các sàn vẫn ra đời và hoạt động theo “luật chơi” của nhà tổ chức. Như tại sàn vàng của ACB, quy chế hoạt động “được xây dựng dựa trên sự đồng thuận và nhất trí của tất cả các thành viên sáng lập trên cơ sở thông lệ quốc tế về giao dịch vàng. Các thành viên thống nhất ủy quyền cho ACB soạn thảo và ban hành”.
Về khung pháp lý của Nhà nước, văn bản mà một số đầu mối cho biết họ tiếp cận khi xúc tiến lập sàn giao dịch vàng là Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 28/12/2006, về việc thành lập sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hóa (trong đó nêu: “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”, do Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương – cấp giấy phép).
Tuy nhiên, sàn giao dịch vàng liên quan đến thị trường vàng, đến hoạt động xuất nhập khẩu vàng, đến đầu tư, hoạt động thanh toán của ngân hàng…, gắn với các đầu mối quản lý như Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự liên quan nhiều mối và lĩnh vực này đang chờ đợi một khung pháp lý chuẩn.
Hiện ngoài việc tham khảo những quy định Nghị định 158/2006/NĐ-CP, trước khi mở sàn, các đầu mối thường thực hiện khảo sát một số mô hình trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, thị trường được xem là có những đặc thù giống với Việt Nam. Và khi lập sàn, “theo thông lệ quốc tế” là một điểm chung thường thấy trong các giới thiệu và nói về quy chế hoạt động của các sàn giao dịch vàng tại Việt Nam hiện nay.
Một điểm dễ nhận thấy là phía sau một sàn giao dịch vàng là một ngân hàng thương mại nhận trách nhiệm lưu ký, thanh toán, trả lãi… cho nhà đầu tư. Mối liên hệ này cũng không có chuẩn và có sự khác nhau trên thực tế, và cũng là một đầu mối dẫn đến sự nảy sinh những khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
Trở lại với sự kiện ACB giảm lượng vàng thanh toán nói trên, trao đổi với VnEconomy, một nhà tổ chức trên thị trường vàng cho rằng mấu chốt là ở khâu thanh toán.
“Ở đây, khâu thanh toán phụ thuộc vào một ngân hàng, có thể xem đó là sự độc quyền. Từ đây dẫn tới sự hạn chế trong khả năng thanh toán, liên quan đến tính thanh khoản và năng lực của ngân hàng đó. Nếu có cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, tức là có thêm sự tham gia hoặc thay thế của ngân hàng khác, khó khăn đó sẽ được giải quyết và quyền lợi nhà đầu tư có thể không bị đụng chạm”, nhà tổ chức này nói.
Điểm lại, tại hầu hết các sàn cũ và mới hiện nay, sự đa dạng và cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ đó, cả ở khâu thanh toán và cung hàng, vẫn hạn chế ở một đầu mối.
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB), cũng nhận định đó là một trong những hạn chế mà VGB tính đến khi xác định thành lập sàn giao dịch vàng.
Theo ông Hải, tại sàn của VGB, đầu mối tham gia thanh toán là Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, cũng là cổ đông với 10% vốn góp. “Nhưng, trước khi hoạt động, Techcombank phải cam kết đảm bảo năng lực thanh toán, cũng như chất lượng dịch vụ cho nhà đầu tư. Bởi dù là cổ đông, nhưng nếu không đảm bảo được yêu cầu này chúng tôi sẵn sàng có những ngân hàng khác tham gia chứ không chỉ một đầu mối”, ông Hải khẳng định.
Từ khẳng định trên, ông Hải cho rằng trong các sự cố, các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư, sàn giao dịch vàng cần có sự độc lập giữa nhà tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngân hàng thanh toán và đơn vị tổ chức giao dịch. Theo đó, đầu mối trách nhiệm và việc xử lý sẽ cụ thể và minh bạch hơn.
Điều đó cũng cần tách biệt rõ không chỉ ở khâu thanh toán mà cả ở khâu kỹ thuật, khi phần lớn sự cố trên sàn giao dịch vàng vừa qua liên quan đến khâu này.