Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư gần 900 tỷ đồng

Mạnh Đức
Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý 4/2021 (đến hết ngày 31/12/2021) là 898,582 tỷ đồng. Trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) đã sử dụng 666,816 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu…
Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu.
Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) quý 4/2021. Theo đó, số dư Quỹ BOG đến hết quý 4/2021 (đến hết ngày 31/12/2021) là 898,582 tỷ đồng.

Tổng số trích Quỹ BOG trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) là 739,685 tỷ đồng; Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý 4/2021 (từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021) là 666,816 tỷ đồng; Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý 4/2021 là 1,764 tỷ đồng; Lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong quý 4/2021 là 138 triệu đồng;

Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 3/2021 (đến hết ngày 30/9/2021) là 824,088 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 2/2021 (đến hết ngày 30/6/2021) là 1.122,920 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG đến hết Quý 1/2021 (đến hết ngày 31/3/2021) là 5.340,068 tỷ đồng; Số dư Quỹ BOG tại thời điểm 31/12/2020 là 9.234,614 tỷ đồng.

Việc công bố thông tin được thực hiện trên nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 (sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Trước đó, ngày 18/11/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ BOG xăng dầu.

Có hiệu lực từ ngày 01/02/2022, thông tư 103 nêu rõ, Quỹ BOG xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.

Quỹ BOG xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.

Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định.

Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, thời gian thực hiện, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa theo quy định.

Theo thông tư 103, tại kỳ điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, trường hợp tổng số dư Quỹ BOG xăng dầu (số ước tính) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng 7.000 tỷ đồng, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập Quỹ BOG xăng dầu.

Thời gian qua, Quỹ BOG là công cụ chủ yếu để nhà điều hành quản lý giá xăng dầu trong bối cảnh giá thế giới liên tục tăng cao.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất (ngày 21/02/2022), Liên Bộ Công Thương – Tài chính không thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, giữ nguyên mức trích lập đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg như kỳ điều hành ngày 11/02/2022.

Đồng thời chi sử dụng Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít (kỳ trước là 200 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa và dầu mazut không chi.

Tin mới

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Năm 2024, Ford Việt Nam đạt doanh số 42,175 xe. Đây là kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử của Ford, tăng 10% so với năm 2023. 3/5 dòng xe Ford kinh doanh bao gồm Ranger, Everest, Transit tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong các phân khúc tham gia. Năm 2024 cũng ghi nhận kỷ lục bán hàng cả năm cho Ranger, Everest và Territory.
Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Vào cuối tháng 12/2024, Nissan Motor và Honda Motor đã xác nhận rằng họ đã đồng ý ngay lập tức bắt đầu "thảo luận và cân nhắc" để tích hợp hoàn toàn các doanh nghiệp ô tô của họ dưới một công ty cổ phần chung mới. Cho đến nay, thương vụ này vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

Sau nhiều đồn đoán, VinFast vừa chính thức công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Xe điện đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Năm 2024 trôi qua đã chứng kiến thị trường xe Việt tăng trưởng nhanh chóng trong việc áp dụng xe điện với đầu tàu VinFast và theo sau là các hãng xe lắp ráp cũng như nhập khẩu.