Bán 300 máy bay, Boeing sẽ mở nhà máy đầu tiên ở Trung Quốc
Đơn hàng lớn nhất từ trước đến nay mà Boeing nhận được từ Trung Quốc
Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã ký thỏa thuận bán 300 máy bay cho 3 công ty Trung Quốc và mở nhà máy đầu tiên ở nước này, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết.
Như vậy, Boeing là công ty Mỹ đầu tiên đạt thỏa thuận hợp tác với đối tác Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ba thỏa thuận mua bán máy bay nói trên có thể có trị giá lên tới 38 tỷ USD và là đơn hàng lớn nhất từ trước đến nay mà Boeing nhận được từ Trung Quốc.
Boeing - hãng sản xuất máy bay đang cạnh tranh gay gắt để giành đơn hàng với đối thủ châu Âu Airbus - sẽ xây một nhà máy tại Trung Quốc, và đây sẽ là nhà máy hoàn thiện máy bay đầu tiên của hãng ngoài biên giới nước Mỹ.
Đây được xem là một động thái của Boeing nhằm thiết lập chỗ đứng ở Trung Quốc, thị trường hàng không quan trọng hàng đầu thế giới hiện nay.
Tháng 8 vừa qua, Boeing nâng dự báo nhu cầu máy bay của Trung Quốc thêm 5%, cho rằng nước này sẽ cần thêm 6.330 máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Tân Hoa Xã cho hay Boeing đã ký văn kiện hợp tác với Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) về xây dựng nhà máy hoàn thiện máy bay nói trên. Theo dự kiến, đây sẽ là nhà máy chuyên dòng sản phẩm máy bay chở khách Boeing 737. Chi tiết cụ thể của kế hoạch chưa được công bố.
Trong quy trình sản xuất máy bay, phần nội thất và một số hệ thống thường được lắp đặt từ trước, sau đó máy bay được sơn tại các nhà máy hoàn thiện. Tiếp theo, máy bay sẽ được bay thử nghiệm trước khi giao cho khách hàng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân tới thành phố Seattle vào ngày 22/9 trong chuyến thăm chính thức Mỹ. Ngày 23/9, ông Tập Cận Bình đã tới thăm nhà máy lắp ráp máy bay Boeing ở Everett.
Số lượt khách đi máy bay ra, vào và bên trong lãnh thổ Trung Quốc có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2034 so với hiện nay, lên 1,3 tỷ lượt, vượt mức 1,2 tỷ lượt dự báo đối với Mỹ.
Các hãng hàng không quốc doanh của Trung Quốc như Air China, China Eastern Airlines, và China Southern Airlines, cùng các hãng bay tư nhân giá rẻ của nước này như Spring Airlines đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu lớn mua sắm máy bay mới để đáp ứng các tuyến bay cả dài lẫn ngắn.
Hồi tháng 7, Airbus đã ký thỏa thuận mở nhà máy thứ hai ở Trung Quốc.
Như vậy, Boeing là công ty Mỹ đầu tiên đạt thỏa thuận hợp tác với đối tác Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ba thỏa thuận mua bán máy bay nói trên có thể có trị giá lên tới 38 tỷ USD và là đơn hàng lớn nhất từ trước đến nay mà Boeing nhận được từ Trung Quốc.
Boeing - hãng sản xuất máy bay đang cạnh tranh gay gắt để giành đơn hàng với đối thủ châu Âu Airbus - sẽ xây một nhà máy tại Trung Quốc, và đây sẽ là nhà máy hoàn thiện máy bay đầu tiên của hãng ngoài biên giới nước Mỹ.
Đây được xem là một động thái của Boeing nhằm thiết lập chỗ đứng ở Trung Quốc, thị trường hàng không quan trọng hàng đầu thế giới hiện nay.
Tháng 8 vừa qua, Boeing nâng dự báo nhu cầu máy bay của Trung Quốc thêm 5%, cho rằng nước này sẽ cần thêm 6.330 máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Tân Hoa Xã cho hay Boeing đã ký văn kiện hợp tác với Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) về xây dựng nhà máy hoàn thiện máy bay nói trên. Theo dự kiến, đây sẽ là nhà máy chuyên dòng sản phẩm máy bay chở khách Boeing 737. Chi tiết cụ thể của kế hoạch chưa được công bố.
Trong quy trình sản xuất máy bay, phần nội thất và một số hệ thống thường được lắp đặt từ trước, sau đó máy bay được sơn tại các nhà máy hoàn thiện. Tiếp theo, máy bay sẽ được bay thử nghiệm trước khi giao cho khách hàng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân tới thành phố Seattle vào ngày 22/9 trong chuyến thăm chính thức Mỹ. Ngày 23/9, ông Tập Cận Bình đã tới thăm nhà máy lắp ráp máy bay Boeing ở Everett.
Số lượt khách đi máy bay ra, vào và bên trong lãnh thổ Trung Quốc có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2034 so với hiện nay, lên 1,3 tỷ lượt, vượt mức 1,2 tỷ lượt dự báo đối với Mỹ.
Các hãng hàng không quốc doanh của Trung Quốc như Air China, China Eastern Airlines, và China Southern Airlines, cùng các hãng bay tư nhân giá rẻ của nước này như Spring Airlines đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu lớn mua sắm máy bay mới để đáp ứng các tuyến bay cả dài lẫn ngắn.
Hồi tháng 7, Airbus đã ký thỏa thuận mở nhà máy thứ hai ở Trung Quốc.