Bệnh viện tự chủ, tự quản?
Vấn đề cổ phần hóa bệnh viện đang có nhiều ý kiến lo ngại bệnh viện công lập sẽ biến dần thành bệnh viện tư
Ngày 11/12, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo bàn về đổi mới cơ chế tài chính dịch vụ bệnh viện, trong đó tập trung thảo luận mô hình quản lý bệnh viện theo hình thức tự chủ, tự quản hay cổ phần hóa...
Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Y tế) Dương Huy Liệu cho biết, Bộ này đang xây dựng đề án đổi mới mô hình bệnh viện theo 5 nội dung: cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, viện phí, bảo hiểm y tế và phát triển hệ thống y tế hài hòa kết hợp giữa y tế Nhà nước và y tế tư nhân. Theo đó, mô hình hoạt động bệnh viện đang định ra 2 hướng là mô hình bệnh viện tự chủ và tự quản với vai trò quản lý của Nhà nước đang được cho là có nhiều ưu điểm. Trong khi đó vấn đề cổ phần hóa bệnh viện đang có nhiều ý kiến khác nhau lo ngại bệnh viện công lập sẽ biến dần thành bệnh viện tư.
Với mô hình quản lý theo hướng tự chủ, tự quản, bệnh viện sẽ được tự chủ về nhân sự, huy động vốn đầu tư phát triển, bãi bỏ chỉ tiêu giao giường bệnh cho bệnh viện... Còn mô hình bệnh viện tự quản, bệnh viện tự cân đối thu chi và tự phát triển nhưng dưới sự giám sát của Nhà nước. Bệnh viện hoạt động theo các mô hình này sẽ đảm bảo được tính công ích, phi thương mại khi tiến hành các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Ông Liệu nhấn mạnh, bệnh viện tự quản sẽ được Nhà nước bố trí đất, giao cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và vốn ban đầu cho bệnh viện. Hiện Bệnh viện Tim Hà Nội và Đại học Y dược Tp.HCM đang hướng tới mô hình bệnh viện tự quản. Các chuyên gia y tế đang hy vọng mô hình bệnh viện tự quản sẽ khắc phục được mặt yếu kém của hệ thống y tế Nhà nước.
Tuy nhiên, các ý kiến khác tại hội thảo cho rằng việc không xem xét cổ phần hóa một số bệnh viện công lập sẽ góp phần làm hệ thống y tế ngoài công lập kém phát triển, không có sức cạnh tranh. Hiện cả nước có khoảng 13.051 cơ sở y tế, với khoảng 900 bệnh viện, trong đó có 700 bệnh viện đa khoa và 71 bệnh viện chuyên khoa nhưng hiện mới có 43 bệnh viện tư nhân và bán công, (chiếm tỷ lệ 4,6% so với bệnh viện Nhà nước), trong đó có 32 bệnh viện tư nhân và 6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài và 5 bệnh viện bán công.
Trước vấn đề trên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Nhà nước (Bộ Nội vụ) Hà Quang Ngọc nhận xét, bệnh viện tư chưa được ưu đãi về vay vốn, đất, và các thủ tục khác..., vì vậy, y tế ngoài công lập chủ yếu là phòng khám, bệnh viện còn lẻ tẻ. Mặt khác, do khả năng thu hút bệnh nhân không cao, nên nhiều bệnh viện tư phải lôi kéo người bệnh từ y tế công lập, tình trạng vi phạm chuyên môn, lạm dụng xét nghiệm vẫn diễn ra...
Thực tế trên cho thấy vai trò định hướng, quản lý của Nhà nước đối với y tế công lập thông qua các chính sách hỗ trợ, giám sát, thanh kiểm tra là rất quan trọng. Ông Ngọc đề xuất, Nhà nước cần tăng cường chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi, giảm mức thuế, ưu đãi lãi suất... để phát triển hệ thống y tế ngoài công lập với định hướng rõ ràng, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đây cũng chính là những yếu tố cấu thành nên mô hình bệnh viện tự chủ, tự quản ở Việt Nam trong tương lai.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, trong khi chờ đợi việc hình thành một mô hình quản lý bệnh viện hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội thì việc đổi mới hoạt động bệnh viện vẫn cần được triển khai ngay ở thời điểm hiện nay.
Tại một cuộc hội thảo về đổi mới hoạt động của hệ thống bệnh viện trên toàn quốc, do Vụ Điều trị (Bộ Y tế) tổ chức tháng 6/2007, nhiều ý kiến của lãnh đạo sở y tế các địa phương, giám đốc bệnh viện mong muốn hoạt động đổi mới bệnh viện cần đi kèm với tạo một nguồn lực tài chính ổn định nhằm tạo động lực để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bệnh viện, đào tạo nhân viên y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh.
Nhưng “gói giải pháp” nhằm nâng cao ngay một bước chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế trong điều kiện hiện tại chính là việc tận dung các trang thiết bị sẵn có với thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc của đội ngũ cán bộ y tế. Nghiên cứu của nhiều chuyên gia nước ngoài tại nhiều bệnh viện Việt Nam cho thấy, chất lượng điều trị tuỳ thuộc vào thái độ làm việc của một số y bác sỹ.
Vụ trưởng Vụ Điều trị, ông Lý Ngọc Kính khẳng định, trong thời gian tới cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ quản lý bệnh viện chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện, tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động chuyên môn, dịch vụ của bệnh viện. Công tác quản lý của Bộ Y tế sẽ được giảm xuống nhằm tạo thông thoáng tối đa cho các bệnh viện công hoạt động.
Đồng thời khuyến khích y tế tư nhân phát triển với sự liên kết nước ngoài để cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật hiện đại cho người có thu nhập cao nhằm tập trung nguồn lực ngân sách đáp ứng cho nhu cầu điều trị người thu nhập thấp, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa... từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện cho ngành y tế trong tương lai.
Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Y tế) Dương Huy Liệu cho biết, Bộ này đang xây dựng đề án đổi mới mô hình bệnh viện theo 5 nội dung: cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, viện phí, bảo hiểm y tế và phát triển hệ thống y tế hài hòa kết hợp giữa y tế Nhà nước và y tế tư nhân. Theo đó, mô hình hoạt động bệnh viện đang định ra 2 hướng là mô hình bệnh viện tự chủ và tự quản với vai trò quản lý của Nhà nước đang được cho là có nhiều ưu điểm. Trong khi đó vấn đề cổ phần hóa bệnh viện đang có nhiều ý kiến khác nhau lo ngại bệnh viện công lập sẽ biến dần thành bệnh viện tư.
Với mô hình quản lý theo hướng tự chủ, tự quản, bệnh viện sẽ được tự chủ về nhân sự, huy động vốn đầu tư phát triển, bãi bỏ chỉ tiêu giao giường bệnh cho bệnh viện... Còn mô hình bệnh viện tự quản, bệnh viện tự cân đối thu chi và tự phát triển nhưng dưới sự giám sát của Nhà nước. Bệnh viện hoạt động theo các mô hình này sẽ đảm bảo được tính công ích, phi thương mại khi tiến hành các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Ông Liệu nhấn mạnh, bệnh viện tự quản sẽ được Nhà nước bố trí đất, giao cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và vốn ban đầu cho bệnh viện. Hiện Bệnh viện Tim Hà Nội và Đại học Y dược Tp.HCM đang hướng tới mô hình bệnh viện tự quản. Các chuyên gia y tế đang hy vọng mô hình bệnh viện tự quản sẽ khắc phục được mặt yếu kém của hệ thống y tế Nhà nước.
Tuy nhiên, các ý kiến khác tại hội thảo cho rằng việc không xem xét cổ phần hóa một số bệnh viện công lập sẽ góp phần làm hệ thống y tế ngoài công lập kém phát triển, không có sức cạnh tranh. Hiện cả nước có khoảng 13.051 cơ sở y tế, với khoảng 900 bệnh viện, trong đó có 700 bệnh viện đa khoa và 71 bệnh viện chuyên khoa nhưng hiện mới có 43 bệnh viện tư nhân và bán công, (chiếm tỷ lệ 4,6% so với bệnh viện Nhà nước), trong đó có 32 bệnh viện tư nhân và 6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài và 5 bệnh viện bán công.
Trước vấn đề trên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Nhà nước (Bộ Nội vụ) Hà Quang Ngọc nhận xét, bệnh viện tư chưa được ưu đãi về vay vốn, đất, và các thủ tục khác..., vì vậy, y tế ngoài công lập chủ yếu là phòng khám, bệnh viện còn lẻ tẻ. Mặt khác, do khả năng thu hút bệnh nhân không cao, nên nhiều bệnh viện tư phải lôi kéo người bệnh từ y tế công lập, tình trạng vi phạm chuyên môn, lạm dụng xét nghiệm vẫn diễn ra...
Thực tế trên cho thấy vai trò định hướng, quản lý của Nhà nước đối với y tế công lập thông qua các chính sách hỗ trợ, giám sát, thanh kiểm tra là rất quan trọng. Ông Ngọc đề xuất, Nhà nước cần tăng cường chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi, giảm mức thuế, ưu đãi lãi suất... để phát triển hệ thống y tế ngoài công lập với định hướng rõ ràng, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đây cũng chính là những yếu tố cấu thành nên mô hình bệnh viện tự chủ, tự quản ở Việt Nam trong tương lai.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, trong khi chờ đợi việc hình thành một mô hình quản lý bệnh viện hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội thì việc đổi mới hoạt động bệnh viện vẫn cần được triển khai ngay ở thời điểm hiện nay.
Tại một cuộc hội thảo về đổi mới hoạt động của hệ thống bệnh viện trên toàn quốc, do Vụ Điều trị (Bộ Y tế) tổ chức tháng 6/2007, nhiều ý kiến của lãnh đạo sở y tế các địa phương, giám đốc bệnh viện mong muốn hoạt động đổi mới bệnh viện cần đi kèm với tạo một nguồn lực tài chính ổn định nhằm tạo động lực để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bệnh viện, đào tạo nhân viên y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh.
Nhưng “gói giải pháp” nhằm nâng cao ngay một bước chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế trong điều kiện hiện tại chính là việc tận dung các trang thiết bị sẵn có với thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc của đội ngũ cán bộ y tế. Nghiên cứu của nhiều chuyên gia nước ngoài tại nhiều bệnh viện Việt Nam cho thấy, chất lượng điều trị tuỳ thuộc vào thái độ làm việc của một số y bác sỹ.
Vụ trưởng Vụ Điều trị, ông Lý Ngọc Kính khẳng định, trong thời gian tới cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ quản lý bệnh viện chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện, tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động chuyên môn, dịch vụ của bệnh viện. Công tác quản lý của Bộ Y tế sẽ được giảm xuống nhằm tạo thông thoáng tối đa cho các bệnh viện công hoạt động.
Đồng thời khuyến khích y tế tư nhân phát triển với sự liên kết nước ngoài để cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật hiện đại cho người có thu nhập cao nhằm tập trung nguồn lực ngân sách đáp ứng cho nhu cầu điều trị người thu nhập thấp, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa... từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện cho ngành y tế trong tương lai.