Bị xử bí mật, Chu Vĩnh Khang lĩnh án chung thân
Đây được coi là hình phạt nặng nhất đối với một cựu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ trở lại đây
Tòa án Trung Quốc đã tuyên án tù chung thân đối với Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an nước này, với các tội danh hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.
Đây được coi là hình phạt nặng nhất đối với một cựu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 11/6 cho biết Chu Vĩnh Khang bị đưa ra xét xử vào ngày 22/5 tại tòa trung thẩm, thành phố Thiên Tân thuộc miền Bắc Trung Quốc. Ông này cam kết sẽ không kháng án bản án mà tòa tuyên.
Năm nay 72 tuổi, nhân vật quyền lực một thời của Trung Quốc đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 10/2013.
Cho tới năm 2012, Chu Vĩnh Khang là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc. Bản án dành cho Chu Vĩnh Khang khiến ông trở thành cựu lãnh đạo cấp cao nhất vào tù kể từ khi “bè lũ bốn tên”, trong đó có bà Giang Thanh, phu nhân của nhà cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, bị kết án.
Tân Hoa Xã nói phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang diễn ra bí mật, vì một số chứng cứ trong vụ án này có liên quan tới bí mật nhà nước.
Điều này trái ngược với phiên tòa xét xử cách đây hai năm đối với Bạc Hy Lai, một cựu lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc. Phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai được tuyên bố trước khi diễn ra và được phát một số phần trên truyền hình và đưa tin trực tiếp trên mạng xã hội. Ông Bạc Hy Lai cũng lĩnh án chung thân với tội danh tham nhũng.
Tờ Wall Street Journal cho hay, giới phân tích nói rằng, bản án dành cho Chu Vĩnh Khang có thể đã được quyết định từ trước khi việc xét xử diễn ra, bởi vụ án này đòi hỏi sự đồng thuận ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo cáo trạng, Chu Vĩnh Khang đã nhận hối lộ số tiền hơn 129 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 21 triệu USD, sử dụng quyền lực của mình để tư lợi bất chính 2,1 tỷ Nhân dân tệ, cũng như làm lộ 5 tài liệu mật của nhà nước.
Hình phạt tối đa cho tội hối lộ ở Trung Quốc là tội tử hình, tội tiết lộ bí mật nhà nước và lạm dụng quyền lực mỗi tội có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam.
Việc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang được công bố vào tháng 7 năm ngoái. Kể từ đó, hàng chục quan chức có quan hệ với nhân vật này đã bị điều tra tham nhũng. Trong đó, có nhiều người có liên hệ với cơ sở quyền lực trước đây của Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu lửa, công an, và ở tỉnh Tứ Xuyên. Cả hai con trai của Chu Vĩnh Khang đều đã bị các điều tra viên bắt giữ.
Trước quyết định của tòa án, cộng đồng mạng Trung Quốc nhìn chung ủng hộ. Nhiều người hoan nghênh quyết tâm của Bắc Kinh trong việc diệt trừ tham nhũng.
Tuy nhiên, cũng có một số người đặt câu hỏi, vì sao phiên tòa được tổ chức bí mật và vì sao Chu Vĩnh Khang không bị kết án tử hình.
Đây được coi là hình phạt nặng nhất đối với một cựu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 11/6 cho biết Chu Vĩnh Khang bị đưa ra xét xử vào ngày 22/5 tại tòa trung thẩm, thành phố Thiên Tân thuộc miền Bắc Trung Quốc. Ông này cam kết sẽ không kháng án bản án mà tòa tuyên.
Năm nay 72 tuổi, nhân vật quyền lực một thời của Trung Quốc đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 10/2013.
Cho tới năm 2012, Chu Vĩnh Khang là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc. Bản án dành cho Chu Vĩnh Khang khiến ông trở thành cựu lãnh đạo cấp cao nhất vào tù kể từ khi “bè lũ bốn tên”, trong đó có bà Giang Thanh, phu nhân của nhà cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, bị kết án.
Tân Hoa Xã nói phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang diễn ra bí mật, vì một số chứng cứ trong vụ án này có liên quan tới bí mật nhà nước.
Điều này trái ngược với phiên tòa xét xử cách đây hai năm đối với Bạc Hy Lai, một cựu lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc. Phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai được tuyên bố trước khi diễn ra và được phát một số phần trên truyền hình và đưa tin trực tiếp trên mạng xã hội. Ông Bạc Hy Lai cũng lĩnh án chung thân với tội danh tham nhũng.
Tờ Wall Street Journal cho hay, giới phân tích nói rằng, bản án dành cho Chu Vĩnh Khang có thể đã được quyết định từ trước khi việc xét xử diễn ra, bởi vụ án này đòi hỏi sự đồng thuận ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo cáo trạng, Chu Vĩnh Khang đã nhận hối lộ số tiền hơn 129 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 21 triệu USD, sử dụng quyền lực của mình để tư lợi bất chính 2,1 tỷ Nhân dân tệ, cũng như làm lộ 5 tài liệu mật của nhà nước.
Hình phạt tối đa cho tội hối lộ ở Trung Quốc là tội tử hình, tội tiết lộ bí mật nhà nước và lạm dụng quyền lực mỗi tội có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam.
Việc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang được công bố vào tháng 7 năm ngoái. Kể từ đó, hàng chục quan chức có quan hệ với nhân vật này đã bị điều tra tham nhũng. Trong đó, có nhiều người có liên hệ với cơ sở quyền lực trước đây của Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu lửa, công an, và ở tỉnh Tứ Xuyên. Cả hai con trai của Chu Vĩnh Khang đều đã bị các điều tra viên bắt giữ.
Trước quyết định của tòa án, cộng đồng mạng Trung Quốc nhìn chung ủng hộ. Nhiều người hoan nghênh quyết tâm của Bắc Kinh trong việc diệt trừ tham nhũng.
Tuy nhiên, cũng có một số người đặt câu hỏi, vì sao phiên tòa được tổ chức bí mật và vì sao Chu Vĩnh Khang không bị kết án tử hình.