Bia Sài Gòn “chạy nước rút” lên sàn cuối tháng 11
Lãnh đạo Bia Sài Gòn cho biết Sabeco sẽ lên sàn vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12
Ông Lê Hồng Xanh, Tổng giám đốc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa trả lời hãng thông tấn Reuters về khả năng lên sàn của doanh nghiệp này trong năm 2016.
Theo đó, ông Xanh cho biết Sabeco sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.
Ông Xanh cũng cho biết, các kế hoạch thoái vốn nhà nước và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vẫn đang được Chính phủ xem xét và chưa chốt phương án nào nên chưa thể tiết lộ.
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ chiều 4/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết việc niêm yết trên sàn chứng khoán của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sabeco mất khá nhiều thời gian. Các thủ tục liên quan cộng với một số vướng mắc liên quan đến nhà đầu tư Carlsberg của Habeco nên khả năng lên sàn của 2 hai doanh nghiệp này trong năm nay là khó khăn. Tuy nhiên, việc lên sàn nếu chậm cũng chỉ sang quý 1/2017.
Cũng tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, nếu việc niêm yết của hai doanh nghiệp này bị chậm trễ sau năm 2016 thì Bộ Công Thương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Riêng đối với Habeco và Sabeco cũng sẽ có trách nhiệm kiểm điểm trước Bộ Công Thương về việc chậm trễ, không minh bạch vì nếu lên sàn chứng khoán là tạo ra sự minh bạch nhất, mọi nhà đầu tư có thể lên sàn chứng khoán theo dõi, xem xét.
Bộ trưởng Dũng cho biết, quan điểm của Chính phủ là làm sao để mang lại cho Nhà nước lợi ích cao nhất, nên không bán chỉ định, không bán giới hạn, ai có giá cao nhất người đó mua. Vì thế các doanh nghiệp này phải lên sàn để có giá tham chiếu.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia chứng khoán cho biết với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhiều năm như Sabeco và Habeco, các công ty này đã trở thành công ty đại chúng nên việc niêm yết trên sàn sẽ mất ít thời gian hơn so với các doanh nghiệp nhà nước khác chưa cổ phần hoá.
Vị này cho biết, các thủ tục niêm yết trên sàn khá phức tạp gồm nhiều thủ tục kể từ khi nộp hồ sơ niêm yết cho đến phê duyệt, lên sàn.
"Có nhiều thủ tục, thậm chí có những quy định nhỏ nhặt phải chấp hành nghiêm túc trước khi lên sàn. Các doanh nghiệp nhà nước lớn như Sabeco, Habeco lên sàn sẽ mất thời gian hơn vì có khối lượng tài sản khá lớn, thẩm định hồ sơ lâu. Tuy nhiên, các công ty này đã cổ phần hoá nên chỉ cần 2-3 tháng có thể hoàn thành việc niêm yết trên sàn", vị này cho biết.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp lớn, nhiều tài sản sẽ phải mất nhiều thời gian lưu ký, thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên, nhanh hay chậm là do con người, nếu quyết tâm có thể hoàn thành trong 2 tháng.
Được biết, ngoài sức hút từ bia, hai "ông lớn" nhà nước này còn thu hút các nhà đầu tư chiến lược bằng các khu đất vàng nằm ở các vị trí đắc địa.
Chẳng hạn, Sabeco sở hữu nhiều khu đất vàng nằm ở những vị trí đắc địa tại Tp.HCM: 4.000 m2 tại số 46 Vân Đồn, lô đất hơn 17.000 m2 và 7.700 m2 tại số 187 - 474 Nguyễn Chí Thanh (quận 10), hơn 2.200 m2 tại Phan Huy Ích…
Với Habeco, một trong những tài sản hấp dẫn nhà đầu tư nhấ là việc sở hữu "khu đất vàng" rộng 49.960 m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình).
Tính đến nay, Nhà nước vẫn nắm lượng lớn cổ phần tại Sabeco và Habeco lần lượt là 89,6% - 81,79%. Các cổ đông lớn góp mặt là Heineken đang nắm 5% Sabeco, Carlsberg nắm trên 16% Habeco.
Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của 2 doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu của Sabeco đạt 14.736 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.984 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu Habeco chỉ đạt 4.039 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 417 tỷ đồng, giảm đến 38% so với 2015.
Kinh doanh sa sút của Habeco, và ngay cả Sabeco vẫn tăng trưởng nhưng ở mức chậm so với sự tăng trưởng nóng của các hãng bia ngoại tại Việt Nam như Heineken, Carlsberg...
Theo đó, ông Xanh cho biết Sabeco sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.
Ông Xanh cũng cho biết, các kế hoạch thoái vốn nhà nước và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vẫn đang được Chính phủ xem xét và chưa chốt phương án nào nên chưa thể tiết lộ.
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ chiều 4/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết việc niêm yết trên sàn chứng khoán của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sabeco mất khá nhiều thời gian. Các thủ tục liên quan cộng với một số vướng mắc liên quan đến nhà đầu tư Carlsberg của Habeco nên khả năng lên sàn của 2 hai doanh nghiệp này trong năm nay là khó khăn. Tuy nhiên, việc lên sàn nếu chậm cũng chỉ sang quý 1/2017.
Cũng tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, nếu việc niêm yết của hai doanh nghiệp này bị chậm trễ sau năm 2016 thì Bộ Công Thương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Riêng đối với Habeco và Sabeco cũng sẽ có trách nhiệm kiểm điểm trước Bộ Công Thương về việc chậm trễ, không minh bạch vì nếu lên sàn chứng khoán là tạo ra sự minh bạch nhất, mọi nhà đầu tư có thể lên sàn chứng khoán theo dõi, xem xét.
Bộ trưởng Dũng cho biết, quan điểm của Chính phủ là làm sao để mang lại cho Nhà nước lợi ích cao nhất, nên không bán chỉ định, không bán giới hạn, ai có giá cao nhất người đó mua. Vì thế các doanh nghiệp này phải lên sàn để có giá tham chiếu.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia chứng khoán cho biết với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhiều năm như Sabeco và Habeco, các công ty này đã trở thành công ty đại chúng nên việc niêm yết trên sàn sẽ mất ít thời gian hơn so với các doanh nghiệp nhà nước khác chưa cổ phần hoá.
Vị này cho biết, các thủ tục niêm yết trên sàn khá phức tạp gồm nhiều thủ tục kể từ khi nộp hồ sơ niêm yết cho đến phê duyệt, lên sàn.
"Có nhiều thủ tục, thậm chí có những quy định nhỏ nhặt phải chấp hành nghiêm túc trước khi lên sàn. Các doanh nghiệp nhà nước lớn như Sabeco, Habeco lên sàn sẽ mất thời gian hơn vì có khối lượng tài sản khá lớn, thẩm định hồ sơ lâu. Tuy nhiên, các công ty này đã cổ phần hoá nên chỉ cần 2-3 tháng có thể hoàn thành việc niêm yết trên sàn", vị này cho biết.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp lớn, nhiều tài sản sẽ phải mất nhiều thời gian lưu ký, thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên, nhanh hay chậm là do con người, nếu quyết tâm có thể hoàn thành trong 2 tháng.
Được biết, ngoài sức hút từ bia, hai "ông lớn" nhà nước này còn thu hút các nhà đầu tư chiến lược bằng các khu đất vàng nằm ở các vị trí đắc địa.
Chẳng hạn, Sabeco sở hữu nhiều khu đất vàng nằm ở những vị trí đắc địa tại Tp.HCM: 4.000 m2 tại số 46 Vân Đồn, lô đất hơn 17.000 m2 và 7.700 m2 tại số 187 - 474 Nguyễn Chí Thanh (quận 10), hơn 2.200 m2 tại Phan Huy Ích…
Với Habeco, một trong những tài sản hấp dẫn nhà đầu tư nhấ là việc sở hữu "khu đất vàng" rộng 49.960 m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình).
Tính đến nay, Nhà nước vẫn nắm lượng lớn cổ phần tại Sabeco và Habeco lần lượt là 89,6% - 81,79%. Các cổ đông lớn góp mặt là Heineken đang nắm 5% Sabeco, Carlsberg nắm trên 16% Habeco.
Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của 2 doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu của Sabeco đạt 14.736 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.984 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu Habeco chỉ đạt 4.039 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 417 tỷ đồng, giảm đến 38% so với 2015.
Kinh doanh sa sút của Habeco, và ngay cả Sabeco vẫn tăng trưởng nhưng ở mức chậm so với sự tăng trưởng nóng của các hãng bia ngoại tại Việt Nam như Heineken, Carlsberg...