BIDV lên tiếng sau thông tin “ngừng cho vay mua nhà”
BIDV khẳng định không dừng việc cho vay, nhưng cũng thừa nhận đang gặp một số vướng mắc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố thông tin liên quan đến việc “một số kênh thông tin đại chúng có đăng tải bài viết BIDV đột ngột dừng cho vay mua nhà, trong đó có đề cập BIDV dừng cho vay mua nhà đối với các khách hàng có tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai”.
Về thông tin trên, BIDV khẳng định không dừng việc cho vay nhu cầu nhà ở, mà vẫn triển khai cho vay và nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với việc cho vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, trong số các ngân hàng đã triển khai, đến nay BIDV là ngân hàng giải ngân nhiều nhất cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Cụ thể đến ngày 10/12/2015 (thời điểm Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực), doanh số giải ngân đối với hộ gia đình, cá nhân theo gói đạt 4.442 tỷ đồng, dư nợ đạt 4.056 tỷ đồng; doanh số giải ngân đối với doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội đạt 1.865 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.703 tỷ đồng.
Từ ngày 10/12/2015 đến 18/1/2016, BIDV vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho khách hàng vay theo gói 30.000 tỷ đồng, tiếp nhận và giải quyết cho vay 653 hồ sơ cá nhân vay vốn, dư nợ tăng thêm 630 tỷ đồng, dư nợ đến ngày 18/1/2016 là 4.686 tỷ đồng; tiếp tục giải ngân cho các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội, dư nợ tăng thêm 246 tỷ đồng đạt 1.949 tỷ đồng.
Thực tế hiện nay việc nhận thế chấp của một số tài sản đảm bảo là nhóm nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư, nhà biệt thự, nhà ở liền kề) mua của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Thứ hai là nhà ở của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên khuôn viên đất thuộc quyền sở dụng hợp pháp của mình, đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chững nhận quyền sở hữu tài sản.
Thứ ba là quyền tài sản liên quan đến dự án xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai (quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, quyền kinh doanh khai thác dự án/nhà ở...).
Tuy nhiên, BIDV cũng thừa nhận đang gặp một số vướng mắc trong quá trình cho vay thế chấp các nhóm tài sản trên.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật về nhà ở và các văn bản hướng dẫn hiện hành, việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các trường hợp nhận thế chấp không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99 thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở, Nghị định 99 và Thông tư số 26/2015/TT-NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.
Mặt khác, cũng theo BIDV, hiện nay, do các hướng dẫn và quy định của pháp luật chưa cụ thể nên phần lớn các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc nhận thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.
Vì vậy, cũng như các tổ chức tín dụng khác, ngày 5/1/2016, BIDV đã có văn bản số 43/BIDV-PC đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ ngành liên quan có hướng dẫn để tháo gỡ cho BIDV nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đối với các vướng mắc nêu trên.
Để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong thời gian chờ ý kiến hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng và tránh rủi ro pháp lý liên quan đến việc nhận tài sản đảm bảo đối với các tài sản nêu trên, BIDV tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với các tài sản này mà chỉ nhận làm tài sản bảo đảm bổ sung.
Về thông tin trên, BIDV khẳng định không dừng việc cho vay nhu cầu nhà ở, mà vẫn triển khai cho vay và nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với việc cho vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, trong số các ngân hàng đã triển khai, đến nay BIDV là ngân hàng giải ngân nhiều nhất cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Cụ thể đến ngày 10/12/2015 (thời điểm Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực), doanh số giải ngân đối với hộ gia đình, cá nhân theo gói đạt 4.442 tỷ đồng, dư nợ đạt 4.056 tỷ đồng; doanh số giải ngân đối với doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội đạt 1.865 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.703 tỷ đồng.
Từ ngày 10/12/2015 đến 18/1/2016, BIDV vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho khách hàng vay theo gói 30.000 tỷ đồng, tiếp nhận và giải quyết cho vay 653 hồ sơ cá nhân vay vốn, dư nợ tăng thêm 630 tỷ đồng, dư nợ đến ngày 18/1/2016 là 4.686 tỷ đồng; tiếp tục giải ngân cho các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội, dư nợ tăng thêm 246 tỷ đồng đạt 1.949 tỷ đồng.
Thực tế hiện nay việc nhận thế chấp của một số tài sản đảm bảo là nhóm nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư, nhà biệt thự, nhà ở liền kề) mua của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Thứ hai là nhà ở của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên khuôn viên đất thuộc quyền sở dụng hợp pháp của mình, đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chững nhận quyền sở hữu tài sản.
Thứ ba là quyền tài sản liên quan đến dự án xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai (quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, quyền kinh doanh khai thác dự án/nhà ở...).
Tuy nhiên, BIDV cũng thừa nhận đang gặp một số vướng mắc trong quá trình cho vay thế chấp các nhóm tài sản trên.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật về nhà ở và các văn bản hướng dẫn hiện hành, việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các trường hợp nhận thế chấp không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99 thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở, Nghị định 99 và Thông tư số 26/2015/TT-NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.
Mặt khác, cũng theo BIDV, hiện nay, do các hướng dẫn và quy định của pháp luật chưa cụ thể nên phần lớn các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc nhận thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.
Vì vậy, cũng như các tổ chức tín dụng khác, ngày 5/1/2016, BIDV đã có văn bản số 43/BIDV-PC đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ ngành liên quan có hướng dẫn để tháo gỡ cho BIDV nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đối với các vướng mắc nêu trên.
Để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong thời gian chờ ý kiến hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng và tránh rủi ro pháp lý liên quan đến việc nhận tài sản đảm bảo đối với các tài sản nêu trên, BIDV tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với các tài sản này mà chỉ nhận làm tài sản bảo đảm bổ sung.